1. Entertainment Value Curve là gì?
Entertainment Value Curve (Đường Giá trị Giải trí) là đường cong đồ thị đi xuống có trục x biểu diễn Production Value và trục y biểu diễn Social Value, với:
- Production Value (Giá trị Sản xuất) = Đánh giá chất lượng của content thuộc một lĩnh vực cụ thể. Ví dụ, ở lĩnh vực phim hành động thì phim của Marvel có thể được đánh giá là có Production Value tối đa.
- Social Value (Giá trị Xã hội) = Đánh giá mối quan hệ giữa người dùng và content (hoặc content creator, content sharer). Ví dụ, content được tạo ra bởi người bạn quen biết sẽ mang Social Value cao hơn content được tạo ra bởi người hoàn toàn xa lạ với bạn.

2. Phân tích thành công của sản phẩm từ góc độ Entertainment Value
a. Những sản phẩm thành công
Những sản phẩm thành công là những nằm trên đường cong này.
- Netflix nằm ở bên phải cùng của Entertainment Value Curve. Lí do: Netflix có Production Value cao từ original content có chi phí sản xuất khủng. Tuy nhiên người dùng không có nhiều tương tác hay liên hệ cá nhân với content.
- Snapchat nằm ở bên trái cùng Entertainment Value Curve. Người dùng có thể tương tác trực tiếp với content và có mối liên hệ cá nhân với content creator. Ví dụ: Người dùng Snapchat nhận được ảnh selfie dùng filter hài hước từ một người quen.
b. Những sản phẩm thất bại
Những sản phẩm thất bại nằm ở phần dưới đường cong như Quibi là do yếu kém cả về Production Value lẫn Social Value.
Quibi, nếu bạn chưa từng nghe cái tên này, là nền tảng phát video tuyến trả phí. Nội dung trên Quibi ngắn dưới 10 phút và được tạo ra bởi những ngôi sao Hollywood. Mặc dù sở hữu nhiều điểm chung với những “chú kỳ lân” nổi tiếng như Netflix và Tiktok, Quibi đóng cửa chỉ sau 6 tháng hoạt động.
So với Netflix, content của Quibi lép vế về Production Value. Những video này có độ dài dưới 10 phút và chỉ được tối ưu cho trải nghiệm xem di động của . Vậy còn Social Value của Quibi thì sao?
So với TikTok, một nền tảng video ngắn khác có Production Value thấp, Quibi lại kém cạnh về Social Value. TikTok thành công vì dùng Social Value để bù đắp cho thiếu sót về Production Value. Content creator trên TikTok tương tác trực tiếp với người dùng ở phần bình luận hoặc trả lời bình luận người dùng bằng content. Content từ TikTok cũng có thể dễ dàng được chia sẻ lại ở nền tảng khác. Điều này giúp để mở rộng tương tác giữa creator và người tiêu thụ content.
Content từ Quibi thì được tạo ra hoàn toàn bởi người nổi tiếng. Vậy nên, Quibi không thể tạo ra một trải nghiệm tương tác giữa content creator và người tiêu thụ content. Vì là nền tảng trả phí, Quibi thắt chặt bản quyền và người dùng cũng không thể duy trì tương tác ở nền tảng khác.
3. Tối ưu Production Value
Gần đây, Netflix vừa ra mắt tính năng chia sẻ video được cắt ra từ content trên Netflix. Tính năng mang tên Fast Laughs này hiện chỉ có mặt trên nền tảng iOS ở một số quốc gia. Tiếp tục phân tích ở góc độ Entertainment Value thì có thể thấy tính năng này cải thiện Social Value của Netflix. Fast Laughs tạo ra khả năng tương tác với content cho người dùng. Với những nền tảng có Social Value cực cao như TikTok, Snapchat, họ sẽ làm gì để cải thiện yếu kém về Production Value?
Hi vọng khái niệm Entertainment Value Curve giới thiệu trong bài viết này sẽ có ích cho bạn khi thiết kế và phát triển sản phẩm của mình. Bạn có thể tìm đọc thêm về Entertainment Value Curve ở đây.