Ngoài nổi tiếng về việc thử nghiệm hàng loạt giả thuyết để tối ưu hóa sản phẩm, cái tên Google cũng gắn liền với thành công trong việc· áp dụng OKR (Objective and Key Results)
Bộ phận marketing tại công ty tôi cũng đang áp dụng OKR để quản lý công việc. Tại sao chúng tôi dùng OKR? Dùng OKR không phải chỉ để ngầu như Google mà còn là để đánh giá thành quả công việc của mỗi người một cách rõ ràng và có tính hệ thống hơn.

2. OKR là gì?
OKR là viết tắt của Objective and Key Results. OKR gồm mục tiêu (objective) và những tiêu chí đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu đó (key results).
2. Có phải Key Results trong OKR lúc nào cũng là những con số?
Có nhiều trường hợp tiêu chí đánh giá kết quả của một mục tiêu không được thể hiện bằng số liệu. Ví dụ team dev có thể đặt một tiêu chí đánh giá là “Release tính năng mới đúng kế hoạch”. Tùy vào Objective mà Key Results có thể khác nhau nên Key Results không nhất thiết lúc nào cũng phải là một con số.
3. Các ví dụ áp dụng thực tế:
a. Mục tiêu cho Quý 1 năm 2021 của phòng Marketing tại công ty tôi là có thêm 100,000 lượt đăng ký. OKR lúc này sẽ có dạng:
Objective: Quý 1 – 100,000 lượt đăng ký mới.
Key Results:
- Tháng 1: 30,000 lượt đăng ký mới
- Tháng 2: 30,000 lượt đăng ký mới
- Tháng 3: 40,000 lượt đăng ký mới
Có thể thấy trong kế hoạch Quý 1, Key Results được dùng để đánh giá tiến độ của Objective cả quý mà vẫn có thể trở thành Objective cho từng giai đoạn nhỏ hơn (theo từng tháng). Bạn có thể tạo ra những OKR khác để đánh giá các Objective nhỏ này.
Objective: Tháng 1 – 30,000 lượt đăng ký mới
Key Results:
- 5,000 lượt đăng ký từ Google Ads (CPI mục tiêu là 10,000 VNĐ)
- 5,000 lượt đăng ký từ Facebook Ads (CPI mục tiêu là 20,000 VNĐ)
- 5,000 lượt đăng ký từ Apple Search Ads (CPI mục tiêu là 15,000 VNĐ)
- 15,000 lượt đăng ký organic
b. Ví dụ khác với Key Results không phải ở dạng số:
Objective: Release home screen mới (12/2)
Key Results:
Build (hoàn tất: 4/2)
Test (hoàn tất:10/2)
Release (hoàn tất: 12/2)
Trong OKR ở trên, Objective sẽ được đánh giá là hoàn tất nếu các Key Result được bảo đảm đúng thời hạn.
c. Ví dụ áp dụng OKR trong đời sống hằng ngày.
Objective: Giảm 5kg (8/4)
Key Results:
- Tập thể thao 1 tiếng/2 lần/tuần
- Không uống nước ngọt
- Không ăn pizza, gà rán
- Giảm 3kg (2/3)
- Giảm thêm 2kg (8/4)
Hiệu quả của phương pháp OKR nằm ở chỗ nó chia mục tiêu lớn thành các mục tiêu hoặc giai đoạn thực hiện nhỏ hơn mà vẫn đảm bảo tính liên kết và hệ thống. Qua những ví dụ trên, bạn cũng có thể thấy ai cũng dùng được OKR nhưng để thực sự hiệu quả thì Objective phải rõ ràng, thực tế và Key Results phải luôn được theo dõi sát sao.
Để hỗ trợ hoàn thành công việc thì ngoài áp dụng OKR để theo dõi tiến độ và đánh giá kết quả, bạn có thể sử dụng phương pháp MoSCoW để đánh giá độ ưu tiên công việc. Bạn có thể tìm hiểu về MoSCoW trong bài viết sau: https://blog.careerly.vn/newsletter/giai-quyet-cong-viec-hieu-qua-bang-moscow/
2 comments