Competitor Analysis trong Product Design

Posted by

Giá trị của việc thực hiện Phân tích Đối thủ cạnh tranh (Competitor Analysis) có thể được tóm gọn trong câu “Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”. Mặc dù Competitor Analysis thường được dùng để phân tích đối thủ một cách toàn diện, Competitor Analysis hoàn toàn có thể được ứng dụng để phân tích một khía cạnh chi tiết (business model, product, marketing,…). Trong khuôn khổ bài viết này, tôi sẽ chỉ tập trung vào việc ứng dụng Competitior Analysis trong Product Design (Thiết kế Sản phẩm).

1. Có thể thực hiện Competitor Analysis cho mục đích gì trong Product Design?

  • Khám phá Mental Model* tồn tại trên thị trường
  • Xác định vị trí của sản phẩm trên thị trường
  • Xác định điểm mạnh và điểm yếu của đối thủ
  • Xác định điểm mạnh và điểm yếu của chính sản phẩm của bạn
  • Tìm ra bằng chứng để hỗ trợ quyết định cải thiện/thay đổi/bổ sung tính năng

2. Cần làm gì trước khi thực hiện Competitor Analysis?

2.1. B1: Đặt mục tiêu

Mỗi đối thủ sẽ có một thế mạnh riêng. Việc cạnh tranh ở mọi mảng là điều không thể thực hiện ngày một ngày hai. Để đạt được hiệu quả cao nhất, bạn nên xác định mục tiêu ưu tiên ở thời điểm hiện tại trước khi tiến hành Competitor Analysis.

Ví dụ:

  • Bạn mới launch một Product về rao vặt phòng cho thuê dài hạn
  • Product nhận được review trên app store với nội dung chung chung là “Khó dùng”
  • Khó mà xác định được cụ thể “Khó dùng” là ở tính năng nào. Bạn quyết định thực hiện Competitor Analysis để “Xác định Mental Model của người dùng trong thị trường ứng dụng rao vặt và cải thiện Usability”    

2.2. B2: Xác định đối thủ

Như cái tên, việc xác định được đối thủ cần phân tích có ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả. Có hai nhóm đối thủ bạn có thể phân tích:

  • Đối thủ trực tiếp (Direct Competitor): Product cung cấp dịch vụ và giải pháp để giải quyết nhu cầu tương tự
  • Đối thủ không trực tiếp (Indirect Competitor): Product cung cấp dịch vụ và giải pháp khác, nhưng có tiềm năng mở rộng để trở thành đối thủ trực tiếp. Ví dụ product rao vặt bất động sản có thể mở rộng sang cả rao vặt phòng thuê. Với product có dịch vụ và giải pháp hoàn toàn mới thì có thể không có đối thủ trực tiếp nào. 

3. Thực hiện Competitor Analysis

Sau khi đã xác định được mục tiêu và đối thủ, bạn có thể tiến hành phân tích bằng các framework như SWOT, Perceptual Mapping. Đơn giản hơn, bạn có thể tạo một bảng so sánh các tính năng được đánh giá là có liên quan tới mục tiêu.

*Ví dụ ứng dụng Competior Analysis:

Mục tiêu: Xác định Mental Model của người dùng trong thị trường ứng dụng rao vặt và cải thiện Usability

ví dụ áp dụng Competitor Analysis

Từ bảng phân tích, có thể thấy các đối thủ đầu tư nhiều vào trải nghiệm onboard người dùng. Bạn đưa ra giả thuyết: người dùng ở thị trường này đã quen với một trải nghiệm onboard tốt. Từ giả thuyết này, bạn có thể đi đến quyết định cải thiện trải nghiệm onboard của sản phẩm.

Ý nghĩa của việc chọn trước mục tiêu cũng được thể hiện rõ hơn ở giai đoạn này. Với cùng một bản phân tích mà mỗi mục tiêu khác nhau sẽ đưa đến một kết luận khác nhau.

Nếu không đặt mục tiêu là “tìm hiểu Mental Model của thị trường” trước, bạn có thể bị mất định hướng và quyết định cải thiện tính năng “Lưu bài đăng” để tạo lợi thế so với product đối thủ (competitive advantage). Đồng ý là việc này cũng có thể giúp cải thiện Usability của product. Nhưng “Lưu bài đăng” không hoàn toàn thuộc trong Mental Model của người dùng ở thị trường vì chỉ có một sản phẩm đối thủ có tính năng này. Nói như vậy không có nghĩa bạn phải cứng nhắc với mục tiêu. Tuy nhiên xác định được rõ mục tiêu ưu tiên sẽ giúp bạn sử dụng tài nguyên sao cho tạo được ảnh hưởng cao nhất. 


Một số bài viết từ Careerly về Product Management:

5 comments

Để lại bình luận