Bản tin Careerly #6
Thứ Tư, ngày 30 tháng 12 năm 2020
Về SK:
CPO của Careerly.
Product nổi bật SK từng làm gồm game online cho Nexon của Hàn Quốc và itemku.com của Indonesia.
Ngoài ra, SK còn có kinh nghiệm với Product social media và online publishing platform.
Tính đến hiện tại, SK từng train và làm mentor cho khoảng 10 Product Manager.
Ở số này, tôi muốn chia sẻ với các bạn bài viết của Revi Mehta – CPO Tinder và cựu Product Director ở Facebook, về cách phát triển kĩ năng phù hợp với vai trò, định hướng cá nhân trong lĩnh vực Product Management. Bạn có thể đọc bài viết tại link này.
Kết hợp giữa bài viết trên và kinh nghiệm của tôi khi làm về Product lẫn tuyển dụng các vị trí Product, bài viết dưới đây là chia sẻ về các kỹ năng cần có để trở thành một Product Manager giỏi và tầm quan trọng của các kỹ năng ở các cấp bậc khác nhau (từ Associate Product Manager tới Chief Product Officer).

1. Kỹ năng nào là quan trọng đối với Product Manager ở các cấp độ khác nhau?
Nhìn chung, ở vai trò Product Manager hoặc Associate Product Manager (APM) thì Quality Assurance, Feature Specification là những kỹ năng thuộc Product Execution mà bạn nhất định phải làm tốt. Khi vị trí trong công ty lên càng cao thì bạn càng cần phải cải thiện những kĩ năng về Customer Insight như Fluency with Data và UX Design. Nhưng dù ở cấp độ nào, từ APM tới CPO, bạn đều phải làm tốt Business Outcome Ownership.
Bạn có thể tham khảo định nghĩa chi tiết các kỹ năng cần thiết trong lĩnh vực Product Management bên dưới.
2. Kinh nghiệm từ tuyển dụng các vị trí Product Manager
a. Product Manager thì phải quan tâm tới Product
Khi tham gia vào quá trình tuyển dụng vị trí PM, tôi thấy nhiều ứng viên trình bày lý do ứng tuyển là vì muốn được làm công việc có liên quan tới phân tích dữ liệu hoặc trong môi trường làm việc nhóm nhiều nhưng lại không mấy khi nghe ứng viên nhắc về sự đam mê, hứng thú với sản phẩm hay hiệu suất (performance) của công ty. PM là người chịu trách nhiệm cho sản phẩm và đóng góp vào sự thành công của công ty, phân tích dữ liệu hay làm việc nhóm thì cũng chỉ là công cụ để đạt được mục tiêu đó. Bạn hãy thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy sự đam mê, hứng thú của mình đối với sản phẩm.
b. Học data analysis (phân tích dữ liệu) càng sớm càng tốt
Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là khả năng sử dụng dữ liệu hay làm việc nhóm là không quan trọng. Đặc biệt là kỹ năng sử dụng và phân tích dữ liệu, bạn nên học càng sớm càng tốt vì càng về sau càng khó học (khó thoát khỏi lối tư duy cũ để chuyển sang tư duy dựa trên dữ liệu).
c. Kỹ năng phát triển và thực thi chiến lược
Khi tuyển một Junior PM, điều mà tôi quan tâm nhất chính là liệu ứng viên có kinh nghiệm phát triển và thực thi chiến lược để đạt được một mục tiêu cụ thể hay không. Nếu đang ứng tuyển cho vị trí Junior PM, bạn hãy làm nổi bật khả năng này của bản thân trên CV hoặc khi trả lời phỏng vấn.
d. Kĩ năng viết
Ngoài ra, tôi cũng xem xét khả năng viết của ứng viên khi tuyển dụng. Khả năng suy nghĩ và trình bày logic của một người có thể được thể hiện qua cách viết.
3. Các kỹ năng mà Product Manager cần có
Dưới đây là định nghĩa chi tiết cho những kỹ năng mà các PM vận dụng hằng ngày nhưng thường không được đặt tên. Việc nhớ tên thật ra cũng không quan trọng lắm, nhưng nhận thức được những kĩ năng cụ thể sẽ giúp bạn dễ dàng xác định điểm mạnh và điểm yếu của bạn thân, từ đó có phương pháp cải thiện và phát huy chúng một cách hiệu quả.
3.1 Product Execution: Nhóm kỹ năng về định hình, phát triển và ra mắt sản phẩm
Feature Specification | Khả năng xác định yêu cầu, định hình tính năng và đặt ra mục tiêu một cách cụ thể, rõ ràng cho các thành viên nhóm để thúc đẩy việc ra mắt sản phẩm. |
Product Delivery | Khả năng làm việc với các bộ phận khác trong nhóm (kĩ thuật, thiết kế, etc.) để ra mắt sản phẩm nhanh chóng và đạt được mục tiêu đề ra. |
Quality Assurance | Khả năng xác định, đánh giá và giải quyết các vấn đề về kĩ thuật (technical), tính năng (functional) và kinh doanh (business) của sản phẩm. |
3.2 Customer Insight: Nhóm kỹ năng về thấu hiểu và đáp ứng nhu cầu khách hàng
Fluency with Data | Khả năng đọc dữ liệu để tìm ra insight (sự thật ngầm hiểu về) khách hàng và tận dụng insight đó để định hướng sản phẩm. |
Voice of the Customer | Khả năng tận dụng phản hồi của khách hàng ở mọi hình thức (ở dạng nghiên cứu khách hàng định tính (qualitative) và định lượng (quantitative)) để hiểu cách người dùng sử dụng sản phẩm, từ đó đưa ra các quyết định liên quan tới sản phẩm. |
User Experience (UX) Design | Khả năng hiểu về UX và phối hợp với bộ phận thiết kể để tạo ra các thiết kế UX phù hợp và ăn khớp với định hướng thiết kế của toàn bộ sản phẩm. |
3.3 Product Strategy: Nhóm kỹ năng về tạo ra giá trị cho công ty và khách hàng thông qua sản phẩm
Business Outcome Ownership | Khả năng tạo giá trị cho công ty bằng cách đặt ra chiến lược hòa hợp giữa mục tiêu của sản phẩm và mục tiêu của công ty. |
Product Vision & Roadmapping | Khả năng định hình mục tiêu sản phẩm thích hợp với định hướng của team và công ty. |
Strategic Impact | Khả năng thực thi chiến lược sản phẩm (customer-oriented: vì khách hàng) để đạt được chiến lược của công ty (business-oriented: vì kinh doanh) vì một sản phẩm tốt là sản phẩm tạo ra giá trị cho khách hàng và công ty. |
3.4 Influencing People: Nhóm kỹ năng về quản lý, vận động, phối hợp người khác vì mục tiêu chung
Stakeholder Management | Khả năng xác định những những bên liên quan và dung hòa những điểm bất đồng của các bên trong suốt quá trình tạo ra sản phẩm. |
Team Leadership | Khả năng quản lý và định hướng thành viên nhóm để có thể họ có thể hoàn thành đúng kế hoạch và mục tiêu để mang lại giá trị cho công ty và cá nhân họ. |
Managing Up | Khả năng làm việc, phối hợp với cấp trên trong công ty để đạt được mục tiêu của sản phẩm và của công ty. |
“Tuyển người giỏi rồi lại cầm tay chỉ việc họ thì thật là vô nghĩa; tuyển người giỏi là để họ chỉ ra phải làm gì”.
(It doesn’t make sense to hire smart people and tell them what to do; we hire smart people so they can tell us what to do.)
Steve Jobs
3 comments