Tại sao startup nên sử dụng Research Sprint cho user research (nghiên cứu người dùng)?
Thông thường, ban đầu khi chưa xác định được phương hướng và còn nhiều câu hỏi về sản phẩm chưa có lời đáp, các startup thường đi tìm câu trả lời bằng cách nhanh chóng phát triển thử nghiệm launch sản phẩm để xem phản ứng của thị trường như thế nào rồi mới rút kinh nghiệm và quay lại bước phát triển (launch & iterate).

Tuy nhiên, trên thực tế, cách này tốn rất nhiều thời gian, đặc biệt là nếu bạn đã bắt đầu với một ý tưởng không tốt. Bạn cũng không thể “unlaunch” sản phẩm khi đã có người sử dụng, và nếu không nhận được kết quả như mong muốn thì bạn sẽ khó có động lực để quay lại cải thiện nó mà chỉ muốn bắt đầu một ý tưởng mới nghe có vẻ hấp dẫn hơn.


Vì vậy, Google Ventures (GV), công ty con chuyên về đầu tư mạo hiểm (venture capital firm) của Google, đã đề xuất quy trình Research Sprint 4 ngày để giúp startup có thể nhanh chóng thực hiện user research ngay với prototype mà không cần phải launch sản phẩm. Như vậy, với thời gian build và launch sản phẩm, bạn có thể thực hiện rất nhiều Research Sprint để liên tục cải thiện prototype, sau đó mới bắt tay vào build và launch sản phẩm. Cách này sẽ giúp giảm rủi ro và tiết kiệm thời gian hơn khi nhìn vào cả quá trình.
Bạn có được gì từ các research sprint?
Đương nhiên, với prototype, bạn không thể có được những số liệu chính xác như có bao nhiêu người đăng ký dùng app hay traffic trên website của bạn đến từ nguồn nào, v.v. Tuy nhiên, Research Sprint sẽ giúp startup trả lời những câu hỏi khó, quan trọng mang tính chiến lược nhất để hiểu người dùng như:
- Người dùng có vấn đề, nhu cầu hay động lực gì?
- Người dùng đánh giá và quyết định sử dụng sản phẩm như thế nào?
- Người dùng có hiểu được những giá trị (value proposition) của sản phẩm không?
- Người dùng có tự tìm cách dùng sản phẩm được không?
- Tại sao người dùng không muốn sử dụng sản phẩm hay chức năng (feature) mới của sản phẩm?
- Vân vân và mây mây
Những yếu tố quan trọng trong một research sprint:
- Những câu hỏi mà team đang đi tìm câu trả lời và những giả thiết mà team muốn test. Những câu hỏi này có thể được chọn lọc từ mục 2. Trước research, các thành viên trong team cần thống nhất một hoặc một vài câu hỏi và giả thiết nhất định để tập trung test trong 1 research sprint.
- Lựa chọn đối tượng research một cách có chủ đích và có chọn lọc. Tùy vào mục tiêu của research (trả lời câu hỏi cụ thể gì được đề xuất ở trên), đối tượng research có thể là khách hàng hiện tại (existing customers), khách hàng tiềm năng (potential customers), hay khách hàng tiêu biểu (representative customers), v.v. Tóm lại, ví dụ, trừ khi bạn đang phát triển một sản phẩm dành cho sinh viên, bạn không nên đứng chờ trường đại học và phỏng vấn bất cứ sinh viên nào bạn có thể gặp.
- Một prototype sát với sản phẩm thực. Prototype sát với sản phẩm thực thì bạn càng test được những hành vi, phản ứng thực tế của người dùng với sản phẩm mà không bắt người dùng phải đưa ra suy nghĩ, feedback một cách quá chung chung, trừu tượng.
- 5 interview 1:1 kết hợp các câu hỏi nghiên cứu khám phá (discovery questions) và nghiên cứu đánh giá dựa trên task người dùng thực hiện (task-based evaluation). Interview 1:1 có thể nói là cách hiệu quả nhất để thực hiện nghiên cứu định tính vì bạn có thể quan sát biểu cảm, cử chỉ của người dùng và biết được những thái độ của người dùng mà có thể không được thể hiện qua lời nói. Bạn cũng có thể hỏi thêm các câu hỏi để hiểu sâu hơn câu trả lời của người dùng khi cần. 5 interview, mỗi interview 1 tiếng, là số lượng mà GV đề xuất bạn có thể thực hiện trong 1 ngày.
- Tóm tắt những gì thu thập được từ research ngay trong ngày. Một trong những điều làm chậm quá trình research chính là phân tích dữ liệu từ research. Tuy nhiên trong research sprint, cả team cùng xem interview, ghi note, tóm tắt những gì thu thập được và quyết định các bước tiếp theo từ đó ngay trong ngày sau buổi interview.
4 ngày trong một Research Sprint
- Ngày 1: Tuyển người tham gia research – Tạo một bảng theo dõi danh sách các ứng viên có thể tham gia research và chia sẻ nó ở nơi mà các thành viên trong team hay những người liên quan có thể thấy.
- Ngày 2: Đặt lịch với người tham gia research và soạn interview guide – Chọn người tham gia từ danh sách ứng viên và đặt lịch với họ. Bắt đầu chuẩn bị interview guide.
- Ngày 3: Chốt lịch và hoàn thành interview guide – Xác nhận với từng người tham gia, hoàn thành interview guide, các thành viên trong team cùng review prototype hoặc sản phẩm.
- Ngày 4: Thực hiện user interview và tổng hợp dữ liệu thu thập được – Tìm một không gian tạm thời để làm research, phỏng vấn 5 người dùng và tóm tắt kết quả cùng các thành viên trong team.
Bài viết được tóm tắt và dịch từ bài viết “The GV research sprint: a 4-day process for answering important startup questions” của Michael Margolis, UX Research Partner tại GV.
—————
Một số bài viết khác liên quan từ Careerly:
- Tổng hợp thông tin từ User Research bằng Empathy Map: https://blog.careerly.vn/newsletter/thau-hieu-nguoi-dung-bang-empathy-map/
- Bài học về Product từ thành công của DoorDash: https://blog.careerly.vn/newsletter/thau-hieu-nguoi-dung-bang-empathy-map/
Cập nhật thường xuyên những nội dung tương tự về Product Management, UX/UI,… đăng ký nhận bản tin qua email từ Careerly tại http://www.careerly.vn/.
3 comments