
Ngày nay việc đứng trên vai người khổng lồ công nghệ như Facebook hay Google để quảng cáo cho sản phẩm không còn gì xa lạ, đặc biệt là với các digital product. Đây chính là hình thức performance marketing – tận dụng sức ảnh hưởng và người dùng của các nền tảng khác để biến họ thành người dùng/khách hàng của mình. Nội dung xuất hiện trên Facebook và Google rất đa dạng tuy nhiên để những nội dung này được xuất hiện tại đúng nơi đúng chỗ, tức là tiếp cận với đúng với mục tiêu khách hàng của doanh nghiệp mới là điểm ăn tiền. Đây chính là lý do tại sao từ cấp junior đến senior trong performance marketing đều cần tập trung vào SEO (Search Engine Optimization – Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm).
Đầu tiên, SEO là gì?

Quy luật cơ bản của việc thu hút khách hàng đó là “lối vào” trang web của bạn càng nhiều thì bạn càng có cơ hội tiếp cận với nhiều khách hàng.
SEO giúp trang web sản phẩm của bạn hiển thị trên thứ hạng cao trong trang kết quả công cụ tìm kiếm (SERP- Search Engine Results Page), một cách tự nhiên mà không cần trả tiền quảng cáo, nhằm tăng lượng truy cập vào sản phẩm từ các trang này dựa vào từ khóa tìm kiếm của khách hàng. SEO là vũ khí hiệu quả giúp thu hút và gia tăng lượng khách hàng tiềm năng.
Như vậy, có thể thấy SEO góp phần quan trọng vào sự tăng trưởng của sản phẩm nên việc thực hiện chiến lược SEO hợp lý là điều tiên quyết cần có một sản phẩm thành công. Hôm nay, Careerly sẽ giới thiệu một số tip thực hiện SEO rút ra từ bài học của các sản phẩm đã đạt sự tăng trưởng cao sau khi áp dụng chiến lược SEO đúng đắn, tất nhiên sẽ đi kèm ví dụ thực tế đến từ một số product tăng trưởng thành công nhờ chiến lược SEO hiệu quả.
SEO thường gồm 2 mảng chính là bên trong sản phẩm, trang web (on-page) hoặc bên ngoài sản phẩm, trang web (off-page). Các yếu tố bên trong sản phẩm là nội dung (Content), bao gồm các yếu tố nhỏ hơn như tiêu đề, từ khóa,…, cấu tạo trang (Architecture), gồm các yếu tố giúp web crawler điều hướng (navigate) trang, và cấu tạo link HTML. Các yếu tố bên ngoài sản phẩm là các yếu tố thường nằm ngoài tầm kiểm soát của người tạo web như đánh giá danh tiếng/chất lượng (reputation), liên kết ngoài hay người dùng.
1. Cải thiện bên trong sản phẩm – Xây dựng mạng liên kết nội bộ (Internal Link)
Đầu tiên cần hiểu:
- Một website được tạo thành bởi nhiều webpage.
- Link là đường dẫn tới các webpage.
- Internal link (liên kết nội bộ) trên một webpage là link dẫn tới webpage khác thuộc cùng một website.
- External link là liên kết trên một webpage là link dẫn tới webpage khác nhưng khác website.
- Kết quả tìm kiếm trên các công cụ tìm kiếm hiển thị các link dẫn tới webpage.

Vì mục tiêu thực hiện SEO là để các webpage của bạn đạt thứ hạng cao, bạn nên hiểu sơ bộ về quy trình các trang công cụ tìm kiếm như Google đưa ra xếp hạng hiển thị các webpage trong kết quả tìm kiếm. Có hai yếu tố chính trong quy trình này mà bạn cần biết để có thể hiểu được tầm quan trọng của việc dùng internal link là web crawl (“cào” dữ liệu – thuật ngữ chỉ việc thu thập thông tin, nội dung từ trang web) và ranking (xếp hạng) .
Đầu tiên, Googlebot là web spider thực hiện việc web crawl bằng cách đọc hết toàn bộ nội dung trên webpage từ văn bản, hình ảnh đến video và xếp chúng theo mục lục bao gồm cả các link có trong webpage đó. Do đó, việc sử dụng internal link (việc dẫn link đến một webpage nội bộ thuộc cùng website) là để tăng tính tiếp cận của web spider đến toàn bộ các webpage của một website. Đây là cách tạo môi trường để nhiều webpage được crawl trong thời gian ngắn hơn.

Sau đó, những webpage này sẽ được xếp hạng để hiển thị trên trang kết quả tìm kiếm. Google sử dụng nhiều thuật toán khác nhau để đánh giá thứ hạng của một we page, tuy nhiên thuật toán có liên quan trực tiếp tới lý do bạn nên sử dụng internal link là PageRank – thuật toán đánh giá thứ hạng của một trang web dựa trên số lượng và chất lượng của inbound link (những trang web dẫn tới trang web này, gồm cả). Vì số lượng inbound link là một tiêu chí đánh giá, bạn nên tận dụng internal link để tăng điểm xếp hạng của webpage.
Nền tảng khảo sát trực tuyến Typeform là một ví dụ thành công khi tận dụng internal link để tăng thứ hạng SEO. Ở những ngày đầu khi Typeform mới thành lập và chưa có quy chuẩn dẫn internal link, họ mở “Internal Linking Party” mỗi tuần một lần để các thành viên team dành thời gian dẫn link tới những webpage mục tiêu mà họ muốn tăng xếp hạng SEO. Một trong những nơi đặt internal link cơ bản và hiệu quả nhất chính là hệ thống link điều hướng (navigation) cố định ở header (đầu) hoặc footer (cuối) của trang web. Typeform thử nghiệm với việc đặt internal link dẫn tới webpage tạo khảo sát (“encuestas”) và form (“formularios”) vào header của phiên bản tiếng Tây Ban Nha và đi đến kết luận là các trang này có tốc độ tăng vị trí xếp hạng nhanh hơn.

Nhờ việc tận dụng internal link hiệu quả, một startup mới như Typeform đã có thể đạt thứ hạng cao hơn những ông lớn như SurveyMonkey và Wikipedia cho một số keyword về tạo survey.
2. Cải thiện bên trong sản phẩm – Tận dụng nội dung do người dùng sản xuất và vòng lặp nội dung (Content loop):
Nội dung do người dùng sản xuất có thể giúp giải quyết vấn đề về số lượng nội dung liên quan đến sản phẩm của bạn mà không cần tốn quá nhiều chi phí hay thời gian. Nội dung kiểu này rất đa dạng, với một sản phẩm dịch vụ tuyển dụng thì nội dung do người dùng sản xuất là trang thông tin công ty, với sản phẩm giáo dục trực tuyến thì là trang bài giảng, với dịch vụ đặt phòng thì là trang thông tin phòng khách sạn và trang đánh giá của người dùng, v.v. Nội dung do người dùng sản xuất được lấy thông tin cần thiết từ người sử dụng sản phẩm nên không những giúp tiết kiệm chi phí để phân phối trên diện rộng và số lượng lớn mà còn bao gồm những thông tin mà khách hàng khác tìm kiếm.
Content loop (vòng lặp nội dung) của Pinterest – trang SNS chia sẻ hình ảnh là một ví dụ điển hình nhất cho thấy sức mạnh của nội dung do người dùng chia sẻ. Content loop đã đóng vai trò quan trọng giúp Pinterest tăng trưởng vượt bậc từ trang SNS chỉ có 4000 người dùng tích cực đến có 200 triệu người dùng tích cực cùng với giá trị sản phẩm tăng đến 12 tỷ đô.
Một trong những tính năng chính của Pinterest chính năng “ghim” (pin) cho phép người dùng lưu lại tác phẩm/bài đăng của người dùng khác trên trang lưu trữ của mình (mô phỏng hành động bạn ghim/dán ảnh lên tường).Trước đây, mỗi khi người dùng “ghim” một bài đăng trên Pinterest, bài được “ghim” sẽ tự động upload sang trang Facebook của người dùng, một chiến lược referral marketing quen thuộc để dẫn người dùng từ Facebook sang Pinterest. Tuy nhiên chiến lược này của Pinterest không còn khả dụng vào cuối năm 2013 khi Facebook ngừng cho phép chia sẻ tự động từ bên thứ ba lên trang cá nhân của người dùng. Tình huống này buộc Pinterest phải thay đổi chiến lược tăng trưởng sang SEO.

Pinterest phát hiện ra rằng, một số người dùng rất nỗ lực để chăm chút cho trang lưu trữ của mình sao cho trang của họ chỉ gồm những nội dung chất lượng cao. Dựa trên phát hiện này, team Product của Pinterest đã thay đổi chiến lược bằng cách thay đổi thuật toán để những trang lưu trữ do người dùng sản xuất có thể xuất hiện trên trang kết quả tìm kiếm. Pinterest lọc ra những nội dung có xếp hạng tìm kiếm cao để tự tạo các trang lưu trữ gồm tổng hợp top kết quả tìm kiếm và cho hiển thị với Google. Người dùng mới sử dụng Pinterest được dẫn từ các nội dung này sẽ đăng ký thành viên và tạo dựng trang lưu trữ riêng cho mình, tiếp tục content loop. Content loop này giúp nâng cao chất lượng nội dung để nâng thứ hạng SEO của Pinterest để thu hút thêm người mới.
3. Cải thiện nội dung – Phân tích từ khóa:
Tùy vào mỗi sản phẩm sẽ có sự khác nhau, tuy nhiên dù nội dung bạn sản xuất nằm ở vị trí cao nhất trên thứ tự hiển thị kết quả tìm kiếm nhưng nếu số lượng tìm kiếm cho từ khóa trong nội dung đó không cao thì cũng không mang lại hiệu quả gì. Ngược lại nếu bạn chỉ cố tình sản xuất các nội dung chứa những từ khóa được nhiều lượt tìm kiếm thì cũng có khả năng cao là sản phẩm của bạn sẽ chỉ được hiển thị kết quả ở trang tìm kiếm số 2.
Trên thị trường hiện nay có nhiều dịch vụ phân tích từ khóa tìm kiếm như keyword planner của Google Ads. Khi sử dụng các dịch vụ phân tích từ khóa, chúng ta có thể tìm kiếm được từ khóa liên quan đến sản phẩm và tỉ lệ cạnh tranh lượng tìm kiếm của từ khóa này.
Một ví dụ tiêu biểu cho tip này chính là Thumbtack, trang marketplace kết nối khách hàng với người cung cấp dịch vụ trong khu vực đã lựa chọn chiến lược ứng dụng SEO trong giai đoạn phát triển đầu của mình. Sau khi phân tích các từ khóa, Thumbtack đã tìm đủ lượng từ khóa tìm kiếm các nhà cung cấp dịch vụ trong khu vực phù hợp với dịch vụ của mình, đồng thời họ nhận thấy đối thủ cạnh tranh sử dụng từ khóa tìm kiếm này cũng phân tán trong nhiều khu vực khác nhau, từ đó đánh giá việc sử dụng pool từ khóa SEO này là an toàn và hiệu quả.

4. Cải thiện nội dung – Thực hiện benchmarking (đối chiếu từ đối thủ cạnh tranh)
Mọi nhà sản xuất nội dung đều mong muốn sản xuất nội dung mang cá tính độc đáo. Tuy nhiên với nội dung SEO thì so với tính độc đáo thì đạt chuẩn chung (benchmark) quan trọng hơn.
Trở lại với Typeform, ban đầu, họ bắt đầu một chiến dịch SEO với nội dung về cách viết câu hỏi khảo sát hiệu quả. Mặc dù được thực hiện sau khi đã tiến hành phân tích từ khóa có uy tín kết hợp chất lượng SEO của toàn bộ website (on-page và off-page), chiến dịch này lại không mang lại kết quả cao.
Typeform bắt đầu tiến hành phân tích nội dung của top 10 kết quả tìm kiếm trên Google của các chủ đề liên quan và phát hiện một dàn bài có tính xâu chuỗi cho mỗi loại hình câu hỏi đó là định nghĩa – giải thích – ví dụ. Vì vậy họ đã cải thiện lại các nội dung của mình theo dàn bài tương tự. Typeform yêu cầu Google đánh giá lại nội dung mình vừa chỉnh sửa và chỉ trong vòng 30 phút, nội dung được chỉnh sửa đã hiển thị lên trang kết quả tìm kiếm đầu tiên. Typeform đã thực hiện những chỉnh sửa tương tự cho một số chủ đề khác như “Survey vs Questionnaire” (Khảo sát vs Hỏi đáp). “Survey Intro’ (Giới thiệu khảo sát) và cũng nhận được lượng truy cập tăng.
5. Cải thiện bên ngoài sản phẩm – Duy trì liên kết trong các trang ngoài:
Những liên kết ngoài (backlink) là những liên kết dẫn đến webpage của bạn từ webpage không thuộc cùng website còn quan trọng hơn cả đường liên kết nội bộ (internal link) vì được đánh giá là mang tính khách quan. Nếu internal link cần thiết cho web crawling vừa nhanh vừa hiệu quả thì các backlink từ bên ngoài sẽ kích hoạt quá trình crawling. Ngoài ra, nếu được dẫn từ các webpage xếp hạng cao thì webpage của bạn cũng được nâng cao thứ hạng hiển thị kết quả tìm kiếm.
Có nhiều cách để chèn link vào các webpage khác, bạn có thể yêu cầu những website khác khi sử dụng sản phẩm/dịch vụ hoặc hình ảnh, nội dung của công ty bạn nên dẫn nguồn đầy đủ đến các webpage của website bạn hoặc tạo động lực để chính người dùng sản phẩm của bạn dẫn link về các webpage của bạn. Ví dụ như công cụ làm prototyping – InVision cung cấp đường link để người dùng chia sẻ prototype mình thiết kế đến khách hàng của họ đồng thời khuyến khích người dùng chia sẻ dự án mình thực hiện lên các trang có xếp hạng cao như như Adobe, Gitlab, Eventbrite, SurveyMonkey. Bằng cách này InVision đã dùng khách hàng có sẵn của mình để xây dựng thêm backlink, để nâng cao độ tín nhiệm cho chủ đề tên miền của họ.
Dưới đây là hình ảnh một prototype được chia sẻ trên Adobe. Bạn có thể dễ thấy nút “Prototype Experience” dẫn người dùng đến InVision:

6. Cải thiện bên ngoài sản phẩm – Sử dụng Badges và Watermark.
Đây là phương pháp tạo một nguồn backlink có hệ thống hơn và đặc biệt phù hợp với các SaaS. Ví dụ như sản phẩm phân tích dữ liệu Mixpanel tặng credit để sử dụng dịch vụ cho khách hàng nếu họ đặt badge của Mixpanel (logo + link về mixpanel.com) trên landing page. Bằng cách này, Mixpanel không chỉ mở rộng được hệ thống backlink để duy trì thứ hạng tìm kiếm rất cao của mình mà còn thu hút thêm khách hàng là các startup muốn tiết kiệm chi phí sử dụng dịch vụ.

Hoặc một ví dụ khác đến từ trang Wix, người dùng gói miễn phí sau tạo trang web bằng WIX, thì sau khi người dùng công khai trang web, phía đầu trang sẽ có dòng badge dẫn đến trang chủ của WIX.
Lời kết:
Trên đây là một số chiến lược SEO mà bạn có thể áp dụng để thu hút nhiều khách hàng hơn cho sản phẩm của bạn. SEO không phải là kỹ thuật có thể thấy kết quả ngay lập tức. Thường có thể mất 3 tháng hoặc hơn để thấy kết quả rõ ràng. Tuy nhiên chúng ta không nên từ bỏ SEO vì trải nghiệm tìm kiếm là một trải nghiệm quan trọng với khách hàng trong thời tại digital product ngày càng cạnh tranh. Khi xây dựng chiến lược SEO tất nhiên việc hiểu, nghiên cứu, thử nghiệm, thử thách cũng tốt tuy nhiên việc quan trọng nhất trong SEO có lẽ là việc quan sát và tìm hiểu đủ các nguồn tham khảo rồi mới đưa ra quyết định.
Bài viết được tổng hợp từ các nguồn:
- 6 SEO Secrets from My Time at Typeform
- Pinterest and Grubhub’s Former Growth Lead on Building Content Loops
- The complete SaaS link building guide : 21 strategies for 2021
- Badges for SEO, A Smart Growth Hack By Mixpanel
- Drive Growth by Picking the Right Lane — A Customer Acquisition Playbook for Consumer Startups
- Types of Search Engine SEO Factors