“Nhập môn” UX – Phần 2. Quy trình thiết kế UX

Posted by

Trong phần 1 của chuỗi bài viết về team UX, Careerly đã giới thiệu các vị trí và vai trò của từng vị trí trong một team UX, với hi vọng có thể cung cấp cái nhìn rõ hơn về cấu trúc của một team phát triển trải nghiệm người dùng, và giúp bạn tìm định hướng nghề nghiệp cho riêng mình trong lĩnh vực này. 

Các bạn có thể đọc lại phần 1 đã được Careerly đăng tải tại: https://blog.careerly.vn/blog/nhap-mon-ux-phan-1-team-ux-gom-nhung-ai/

Tiếp nối phần 1, trong phần 2 này, Careerly xin giới thiệu quy trình xây dựng trải nghiệm người dùng trong một sản phẩm công nghệ. Quy trình UX Design được chia thành từng giai đoạn và mỗi giai đoạn đều đóng vai trò quan trọng để tạo nên một thiết kế tổng thể hiệu quả. Quy trình sau đây là những bước nền tảng, tùy thuộc vào từng tính chất sản phẩm và từng team mà sẽ có sự khác biệt.  

quy trình ux

Giai đoạn 1: Understand/Product Brief – Thấu hiểu sản phẩm

Trong giai đoạn này, team UX thường sẽ gặp gỡ, nói chuyện và tìm hiểu về yêu cầu của stakeholders liên quan như team business, PO, PM, Dev, Clients, v.v.. đối với sản phẩm cần phát triển.

Team design phải phân tích các yêu cầu để hiểu và phân biệt rõ các yêu cầu đó. Họ phải hiểu được mục đích xây dựng sản phẩm về phía business, ai là đối tượng sẽ dùng nó (đây là nền tảng cơ bản để định hình user persona*) và lợi ích cho cả business và khách hàng là gì.

Giai đoạn 2: Product Research/User Research – Nghiên cứu sản phẩm/Nghiên cứu người dùng

Đây là bước nền móng cho giai đoạn UX Design. Tại bước này, team sẽ thực hiện phân tích thị trường (market research) và nghiên cứu người dùng (user research) và UX Researcher thường là người chịu trách nhiệm chính. Như cái tên trải nghiệm người dùng, hành công của UX Design phụ thuộc vào việc am hiểu được những mong muốn, ưu tiên, động cơ và thái độ của người dùng. Do đó, công đoạn nghiên cứu và phân tích cần được thực hiện để đào sâu suy nghĩ của đối tượng sản phẩm nhắm đến (target audience) và dựa vào đó để đưa ra một đề xuất phù hợp. 

Thay vì cứ mò mẫm bước đi trong bóng tối đầy ắp các giả định, các Designer thường sẽ đưa ra quyết định dựa trên các kiến thức (learnings) thu thập được từ giai đoạn nghiên cứu và phân tích. Các phương pháp thực hiện nghiên cứu tiêu biểu bao gồm: nhóm tập trung (focus groups), thăm dò ý kiến ​​trực tuyến (online poll) và phỏng vấn người tiêu dùng (consumer)  và các bên liên quan (stakeholders) hoặc phân tích đối thủ cạnh tranh (competitor analysis). Ngoài ra, phân tích cho bạn cái nhìn rõ hơn về giá trị có thể thu được khi đầu tư vào một dự án thiết kế UX

Giai đoạn nghiên cứu UX đặt nền tảng cho toàn bộ quá trình tạo nên một thiết kế UX: trước, trong và sau khi quá trình thiết kế bắt đầu. Mục đích của giai đoạn này là để đảm bảo rằng bạn hiểu các vấn đề làm cuộc sống của người dùng trở nên phức tạp, khó khăn, hiểu cách họ giao tiếp với thiết kế của bạn và theo dõi bất kỳ vấn đề nào có thể phát sinh trong quá trình sử dụng. 

Giai đoạn 3: Brainstorm/Sketching/Design – Lên ý tưởng/Phác thảo ý tưởng thiết kế

Sau khi kết thúc bước nghiên cứu người dùng, một user persona sẽ được hình thành từ kết quả nghiên cứu. Ở giai đoạn lên ý tưởng, UX Designer sẽ bắt đầu phác thảo thiết kế từ user persona. 

Designer xây dựng nội dung trong quá trình này theo các user scenario (kịch bản người dùng). Các user scenario là cách tường thuật để phản ánh hành trình tiêu dùng, hoặc một ngày trong cuộc đời của người dùng. User scenario làm rõ cách sản phẩm trở thành một phần trong cuộc sống của khách hàng, từ đó đưa ra gợi ý để phác thảo nên thiết kế của trải nghiệm UX.

Trong giai đoạn này có thể thực hiện dưới các bước nhỏ như:

  • Sketching – Phác thảo: Ở bước này, UX Designer có thể tạo ra các ý tưởng thiết kế sản phẩm cơ bản và tạo nên bản phác thảo cơ bản. Điều quan trọng là phải làm việc với tất cả những người liên quan đến việc phát triển sản phẩm, vì vậy team UX Designer cần brainstorming với các bên liên quan như business, kỹ thuật hoặc Product để nhận được phản hồi và chỉnh sửa nhiều lần trước khi sang bước tiếp theo.
  • Wireframing – Lên khung sản phẩm: Wireframing đưa ra ví dụ về hình thái của sản phẩm (chương trình, ứng dụng, trang web hoặc phần mềm) sẽ trông như thế nào. Kỹ thuật này hữu ích cho việc trình bày thiết kế sản phẩm và chỉ ra những điểm được cải thiện trong tổng thể trải nghiệm khách hàng.
  • Prototyping – : Nhiệm vụ của một nhà thiết kế UX trong quá trình này là tạo nên phiên bản thô của phần mềm được phát triển từ các ý tưởng gốc. Quy trình này xoay quanh việc biến ý tưởng trên giấy thành một thiết kế thô để thử nghiệm và xác định liệu nó có lỗi nào không để sửa ngay.

Sau khi hoàn thành các bước trên, designer có thể tổ chức một buổi trình bày tiến độ để chia sẻ bản prototype của product với các thành viên khác trong team và PM/PO. Tính khả dụng và khả thi về mặt kỹ thuật của thiết kế cần được xem xét kỹ trong trong giai đoạn này trước khi thực hiện các bước tiếp theo. Có thể ba bước Sketching, Wireframing, Prototyping cần được thực hiện nhiều lần trước khi Team UX Design có thể bàn giao kết quả thiết kế cho Team Dev.

Giai đoạn 4: Product Testing – Thử nghiệm sản phẩm:

Sau khi nhận được sản phẩm (có thể ở dạng MVP hoặc hoàn chỉnh) từ Team Dev. Team UX ở giai đoạn này sẽ tìm hiểu về các vấn đề có thể xảy ra khi người dùng tương tác với sản phẩm trong thực tế. Phương pháp kiểm tra chất lượng có thể đơn giản như quan sát người tiêu dùng hoặc cũng có thể đòi hỏi các quy trình kiểm tra phức tạp như giới thiệu nhiều phiên bản khác nhau của sản phẩm (A/B Testing) để tìm ra phiên bản tốt nhất (phiên bản tốt nhất ở đây được định nghĩa là phiên bản làm tốt hơn trong việc hỗ trợ hoặc khuyến khích người dùng thực hiện một mục tiêu, hành động nào đó).

Không chỉ phục vụ mục đích khám phá vấn đề (problem discovery), thậm chí khi đã tìm thấy vấn đề, designer có thể tiếp tục trực tiếp phỏng vấn người dùng cho mục đích nghiên cứu vấn đề (problem investigation).

Giai đoạn 5: Measurement – Đo lường 

Việc của Team UX sẽ luôn tồn tại, từ khi bạn có người dùng (tiềm năng) mà chưa có sản phẩm cho đến khi có sản phẩm rồi và tiếp tục phát triển, cải thiện nó, miễn là bạn còn người dùng (tiềm năng). Sau các giai đoạn trên, thiết kế của sản phẩm sẽ được đưa vào vận hành và công việc của Team UX tiếp diễn ở giai đoạn Đo lường. Thiết kế UX phải được theo dõi sát sao để nắm bắt lỗi phát sinh, nếu tìm thấy bất cứ một lỗi nào thì team cần phải tìm hiểu nguyên nhân và hành động ngay. Thậm chí khi Team UX chuyển sang làm thiết kế UX cho những tính năng mới thì đôi khi cũng cần phải cập nhật, cải thiện thiết kế UX của tính năng cũ để đảm bảo tính nhất quán. 

Ví dụ về quy trình phát triển một Product:

Giai đoạnCác bên liên quan Hoạt động Kết quả 
Understanding (Thấu hiểu)– Team Design
– Business Manager
– PM/PO
– Gặp gỡ, nói chuyện, quan sát và thấu hiểu người dùng trong phạm vi môi trường của họ
– Phân tích các yêu cầu để thấu hiểu và phân biệt rõ chúng
– Định nghĩa User Personas và use cases. 
– User Personas (hình mẫu người dùng)
– User Stories (Câu chuyện người dùng)
– Journey Mapping (Sơ đồ hành trình khách hàng)
– Use Cases (Đối tượng sử dụng) và User Flows (Hành trình người dùng) 
Research (Nghiên cứu sản phẩm)– Team Design
– PM/PO
– Tìm hiểu cách tiếp cận của đối thủ cạnh tranh (Study of competitor approaches)
– Nghiên cứu các tính năng tương tự trên thế giới
– Phân tích xu hướng UI/UI, nguyên tắc và kỹ thuật mới
– Theo dõi kỹ guideline về trải nghiệm người dùng tại công ty và Design System
– Idea và material để có thể bắt tay vào xây dựng thiết kế trên thực tế
– User Interview
Sketch (Phác thảo)– Team Design
– PM/PO
– Team Dev
– Sản xuất ý tưởng và làm việc trên những bản phác thảo cơ bản
– Brainstorming với các stakeholders để lấy feedback từ góc nhìn kỹ thuật
– Vẽ lại bản thảo và test lại với các bên liên quan 
– Sketch (Bản thảo)
– Bố cục (Wireframe)
– Paper Prototype (Mẫu thử trên giấy)
– Mockups (Bố cục chi tiết)
– User Flows (Hành trình người dùng)
Design (Thiết kế)– Team Design
– PM/PO
– Business Manager
– Team Dev
– Thiết kế giao diện người dùng (UI)
– Chốt theme, specs, guidelines cần thực hiện
– Họp với các stakeholders để nhận feedback về mặt business và kỹ thuật
– Low Fidelity Design (giao diện sơ khai)
– High Fidelity Design (giao diện mẫu thiết kế thử nghiệm)
– Prototype (mẫu thử nghiệm)
– Các yếu tố trong thiết kế giao diện người dùng
– Guideline cho UI/UX
– Design System
Implement (Triển khai)– Team Dev
– Team Design
– PO/PM
Triển khai thực hiện các chức năng từ back-end và giao diện front-endUI được xây dựng hoàn thiện về các chức năng và trải nghiệm theo các theme/style đã được thiết kế. 
Evaluate (Đánh giá)– Team Design
– PM/PO
– Dùng thử và đánh giá trải nghiệm của sản phẩm
– Theo dõi và cải thiện sản phẩm theo yêu cầu người dùng. 
– User Feedback
– Báo cáo kiểm nghiệm UI
– Đánh dấu vùng cần cải thiện
-A/B testing

2 comments

Để lại bình luận