Chắc hẳn ai làm Product cũng điều hiểu cuộc chơi trong Product đang ngày càng nhiều gian nan và người dùng của chúng ta cũng dần trở nên khó chiều hơn. Ngành Product Design đã cất cánh theo một cách mà chúng ta không thể nào đoán trước được. Người dùng hiện tại không chỉ cần giải quyết nhu cầu mà họ cần cảm thấy được vui vẻ với phương pháp giải quyết đó. Người dùng không chỉ sử dụng sản phẩm mà họ cần phải có cảm tình với nó.
Vậy điều này có nghĩa gì với Product Managers? Đầu tiên bạn cần làm thân với đội ngũ thiết kế, và làm việc dựa trên mục tiêu phải xây dựng được mối quan hệ vững chắc với họ. Việc tiếp theo bạn cần suy nghĩ lại về Minimum Viable Product (MVP) để chuyển hướng chúng sang Minimum lovable product (MLP).

MVP, MLP, MMP và cái gì nữa…?
Eric Ries, người phát triển ý tưởng về MVP đã miêu tả rằng: “ MVP là phiên bản của một sản phẩm mới mà chúng cho phép team có thể “học” nhiều nhất về khách hàng bằng ít nỗ lực nhất”
Trong một vài công ty, MVP được sử dụng như phiên bản closed beta phục vụ việc testing, một số lean startup khác lại launch MVP như là phiên bản đầu tiên của sản phẩm công ty họ.
🚀MVP: Minimum Viable Product – đây là phiên bản đầu tiên của sản phẩm mà bạn mang đến cho khách hàng, gồm những chức năng tối thiểu để giải quyết vấn đề cho người dùng và thường chỉ được dùng dưới như một phiên bản test.
❤️MLP: Minimum Lovable Product: tương tự như MVP, nhưng cần chứa đựng nhiều thông điệp và chăm chút hơn về mặt thiết kế, giao diện người dùng. Mục đích chính của MLP cũng là giải quyết vấn đề người dùng, nhưng theo một cách tình cảm hơn.
💰 MMP: Minimum Marketable Product – phiên bản của MVP (hoặc MLP) sẽ được đẩy ra thị trường.
Vậy thì chính xác hơn MLP là gì?
Một MLP sẽ trả lời cả 2 câu hỏi: “Chúng ta có thể giải quyết vấn đề cho người dùng bằng cách nào?” và “Làm thế nào để họ trở nên thích thú hơn?”
Thử một ví dụ đơn giản, bạn đến chơi nhà một người bạn và nhờ pha hộ một ly cà phê, và rồi người bạn ấy mang đến cho bạn một ly cà phê hòa tan.
Đây có phải là điều bạn yêu cầu? Đúng, đó là một ly cà phê. Nhưng liệu bạn có vui? Với một số người, có thể chỉ cần một ly cà phê hòa tan là đủ, nhưng nếu bạn được phục vụ cho một ly drip coffee xịn xò từ hạt cà phê nguyên chất thì có phải nhu cầu của bạn sẽ được giải quyết nhưng đi kèm với đó, bạn cũng vừa cảm thấy rất vui vẻ đúng không? Và tất nhiên với một trải nghiệm không mấy vui vẻ, bạn sẽ không thể nào muốn đến nhà người bạn đó chơi một lần nữa, nhưng nếu người ấy phục vụ bạn với ly cà phê chất lượng không khác gì Starbucks thì chắc hạn, thì đương nhiên người đó sẽ làm bạn cảm thấy muốn ghé chơi thường xuyên hơn.
Trong phát triển sản phẩm, chắc hẳn team nào cũng thực hiện một đến một vài nghiên cứu nhất định để hiểu rõ về nhu cầu của người dùng. Nhưng khi xây dựng một MLP, trong quá trình nghiên cứu đó, bạn cần thêm mục về sở thích người dùng. Đó có thể đơn giản chỉ là một sản phẩm có thiết kế “nghệ nghệ” thơ mộng, một user onboarding thú vị hoặc một vài công cụ tương tác thú vị nào đó khác. MLP không chỉ biến một người xa lạ, trở thành người dùng của bạn mà còn khiến họ trở thành “fan” của sản phẩm.
Nhận được tình yêu của người dùng ngay từ những ngày đầu mới ra mắt sản phẩm sẽ giúp bạn ghi điểm hơn so với đối thủ và khiến sản phẩm của bạn trở nên đáng nhớ hơn với người dùng.
Chú ý gì trong quá trình tạo MLP:
Trên thực tế các bước tạo nên một MLP cũng tương tự với cách tạo sản phẩm thông thường, tuy nhiên có một vài điểm bạn nên chú ý:
- Để tâm đến ‘Tại sao’: Làm một sản phẩm đẹp tất nhiên luôn tốt nhưng đừng quên nó vẫn phải giải quyết được vấn đề của người dùng. Như những sản phẩm khác, bạn cần xây dựng một điều gì đó dựa trên “mục đích”. Nghĩ lại về ly cà phê bạn định pha cho đứa bạn. Nếu bạn thêm vài thứ kiểm kem, bánh brownie trang trí ở trên, nó sẽ khiến ly cà phê của bạn trông fancy hơn nhưng có đây là thức uống đi xa với mục đích lúc đầu – một ly cà phê.
- Align với team về “tình yêu” bạn định gửi gắm: Mọi người trong team development đều góp một phần vào quá trình xây dựng một sản phẩm “đáng yêu”, bạn cần truyền tải tất cả những điểm “đáng yêu” đó trên mọi mặt của sản phẩm. Là một PM, bạn cần có trách nhiệm align với team về một mục tiêu chung nhất. Trải nghiệm người dùng, sales, marketing, design, tech,.. tất cả thành viên đều phải ‘ăn khớp’ với nhau cùng chung tay tạo nên một sản phẩm có thể chiếm trọn tình yêu của người dùng.
- Lean và Agile: Đừng bao giờ quên chữ M trong MLP. Khi bạn tập trung vào việc chiếm lấy “tình yêu” của người dùng, đừng quên mục tiêu của bạn vẫn là agile. Chọn một set bao gồm các feature tối giản nhất để có thể giải quyết được vấn đề của người dùng, và khiến việc trải nghiệm dùng set feature này vui vẻ nhất có thể. Không nên hiểu nhầm việc tạo nên một sản phẩm chiếm trọn tình yêu của người dùng là một sản phẩm có thể “dâng tận tay” cho họ tất cả những gì bạn nghĩ là họ có thể cần. Không những tốn thời gian quý giá của bạn mà còn khá đau đầu để tổng hợp sau này.
- Thu thập ý kiến người dùng đúng đắn: nói chuyện nhiều hơn với early-adopter của bạn để tìm hiểu xem sản phẩm của bạn đang khiến họ cảm thấy như thế nào chứ không quan trọng sản phẩm của bạn đang perform tốt ra sao. Vì đối với MLP, tất nhiên “chức năng” nào đang giải quyết vấn đề của người dùng quan trọng, nhưng quan trọng hơn chính là cách khách hàng “cảm nhận” về chức năng này ra sao. Trong khảo sát người dùng, hãy thêm vài câu hỏi “tự luận” để người dùng có thể bày tỏ thêm suy nghĩ của họ chứ đừng chỉ có câu hỏi có/không hoặc câu hỏi “trắc nghiệm”. Bạn cũng nên để ý xem ai là đối tượng bạn đang làm test. Đảm bảo rằng MLP của bạn đã “cập bến” đến đúng nhóm người dùng mục tiêu với đúng user persona bạn đang hướng MLP đến, chứ nếu nghiên cứu không đúng người thì rất có thể công sức của bạn sẽ đổ sông đổ bể.
- Test, Iterate, Repeat: MLP không phải là bản cuối cùng của sản phẩm. Nhưng như MVP, đây là một công cụ giá trị để bạn tìm hiểu xem người dùng của bạn muốn gì. Một khi đã thu thập đủ các dữ liệu định tính và định lượng, bạn có thể đi đến bước tiếp theo của việc làm sản phẩm.
- Nhờ vào MLP mà bạn có thể xây dựng một sản phẩm được yêu thương nhiều hơn.
Nguồn: https://productschool.com/blog/product-management-2/minimum-lovable-product/