Cakestudy
Cakestudy là chuyên mục mới đến từ Careerly cung cấp nguồn ví dụ về thành công của các Product công nghệ. Không như case study truyền thống nhiều chữ và ngôn từ “bác học”, Cakestudy từ Careerly được viết theo format và câu từ thân thiện, cô đọng hơn và tập trung vào các công ty Product công nghệ để các bạn có thể học hỏi từ các ví dụ thực tế dễ như ăn bánh 🤓
“Ngày đó ngày đó sẽ không xa vời, ngày phim Black Mirror trở thành hiện thực”. Từ ngày ông lớn công nghệ Facebook tuyên bố sẽ chính thức bước chân vào hệ metaverse đồng thời đổi tên công ty của chính mình thành Meta để thể hiện quyết tâm ấy, cái tên Metaverse, bắt đầu sánh vai cùng trí tuệ nhân tạo AI hay cách mạng công nghệ 4.0 để trở thành một trong những cái tên được nhắc đến nhiều nhất trên toàn thế giới.
Cùng sống với “dòng chảy” của thời đại, bài viết hôm nay của Careerly xoay quanh chủ đề chính là metaverse, giải thích về thế mạnh cũng như phương hướng phát triển trong tương lai của metaverse. Hi vọng metaverse sẽ là một điểm uốn giúp nhiều startup công nghệ phát triển thêm nhiều product mới trong tương lai (như cách mà Careerly đã từng đề cập trong bài viết này)
Trong cuốn tiểu thuyết Snow Cash của Neil Stephenson có bao gồm phần giải thích về nguồn gốc cái tên Metaverse. Ngoài ra vào tháng 1.2020, trong tài liệu “The Metaverse” của Matthew Ball đã có trích dẫn ý nghĩa và đặc điểm của Metaverse. Đặc biệt, tài liệu của Matthew được sử dụng như “sách giáo khoa”, mang tính chuẩn mực tại thung lũng Silicon. Vì Matthew không những đã giải thích một cách rất chính xác và đầy đủ về khái niệm Metaverse, mà còn giới thiệu metaverse như là một narrative mới, một “hình tượng” mới, tương lai mới của internet.
Trước khi bước vào bài viết có hơi phần hơi “nặng đô” này, Careerly recommend bạn có thể đọc qua tài liệu đề cập ở trên!
Vào năm 2007, server đã nhanh chóng thay thế cái tên cũ cloud. Và vào năm 2021, tương tự như cloud đã được thay thế vào năm 2007, metaverse đang dần được biểu thị thay thế cho internet.
Trên thực tế Mark Zuckerberg đã liên tục sử dụng từ khóa metaverse từ cách đây rất lâu. Vào năm 2014, Facebook đã mua lại công ty thiết bị VR (Oculus) với giá trị 2 tỷ đô. Điều đặc biệt ở đây là Mark đã ra quyết định thu mua công ty này chỉ trong vòng 5 ngày, cho thấy sự nhiệt huyết của Mark đối với sản phẩm của công ty. Từ sau đó, Mark đã bắt đầu sử dụng metaverse để giải thích về tương lai của Facebook để rồi cuối cùng vào tháng 10 năm nay, Mark Zuckerberg đã quyết định đổi tên công ty làm nên tên tuổi của mình thành Meta. Bài viết hôm nay sẽ chủ yếu phân tích về tương lai của metaverse và doanh nghiệp Meta dựa trên 3 yếu tố:
- Metaverse – mảnh đất tiềm năng để PR hình ảnh doanh nghiệp
- Metaverse – mảnh đất màu mỡ cho nhiều kỹ thuật mới phát triển.
- Metaverse – kế hoạch của Meta (facebook) có phải hão huyền?

Metaverse: sức mạnh của narrative khiến metaverse trở thành mảnh đất tiềm năng để PR hình ảnh doanh nghiệp
Câu chuyện (story) được con người sử dụng để đối thoại với nhau. Chúng ta sử dụng các câu chuyện để giải thích cho ý đồ, cũng như khi đánh giá một đối tượng nào đó. Những câu chuyện định nghĩa nhiều phần trong cuộc đời chúng ta đang nhận thức. Narrative (Chuyện kể) là chính là những câu chuyện từ trên giấy được mở rộng và đón nhận trong xã hội. Nhờ narrative mang tên “khủng hoảng khí hậu” làm cầu nối mà các cuộc vận động môi trường thực hiện trên phạm vi toàn xã hội được phát triển. Narrative định nghĩa khả năng tưởng tượng của một xã hội đặc trưng nào đó nhờ xây dựng biên giới giữa những câu chuyện chúng ta đã kể và chưa kể. Khi một điều gì đó trở nên thông dụng, tất cả là nhờ nó mang một narrative mạnh mẽ. Trong lịch sử internet, một trong những ví dụ cho thấy sức mạnh của narrative chính là cyberspace, ás a Service, Uberfication,.. Narrative giải thích đối tượng cần nhiều giải thích phức tạp chỉ bằng 1 2 từ vựng, trong trường hợp thành công, tốc độ sử dụng từ vựng này trong xã hội tăng nhanh chóng. Nhưng khi những từ vựng này được sử dụng rộng rãi trong xã hội, vì thiếu đi sự giải thích đầy đủ, từ vựng này ngày càng trở nên mơ hồ và thiếu tính chính xác. Metaverse cũng như vậy. Tuy nhiên nếu biết lợi dụng điểm mơ hồ và thiếu chính xác này của narrative, doanh nghiệp có thể thành công để PR cho hình ảnh của mình. Một số những doanh nghiệp đã sử dụng narrative Metaverse rất thành công có thể kể đến Facebook, Roblox, Fornite,.. Chúng ta có thể gọi tên những doanh nghiệp này là những công ty xây dựng/ công ty dịch vụ metaverse. Trên lập trường doanh nghiệp, metaverse đã trở thành báu vật được ứng dụng rất tốt trong quá trình PR và từ khóa metaverse này, một cách tự nhiên có thể tạo ra giá trị thặng dư. Tương tự với trường hợp của metaverse, có thể kể đến platform, trí tuệ nhân tạo… Rất nhiều công ty thiếu đi bản chất quan trọng (hoặc chỉ sử dụng một phần rất nhỏ) của platform hay trí tuệ nhân tạo, tuy nhiên vẫn có tự PR mình là platform hay AI.
Vào năm 1982, lần đầu tiên William Gibson sử dụng từ cyberspace (Không gian ảo). Từ năm 1990, chúng ta cũng chẳng ngại ngần gọi internet là Cyberspace. Việc gửi đi một email cũng được gọi là một hành động trong cyberspace. Nhưng hãy thử tưởng tượng, nếu lúc đó William Gibson sử dụng từ metaverse thay cyberspace, thì vào những năm 1990, liệu có vấn đề gì nếu chúng ta gọi internet là metaverse hay không? Hãy thử tưởng tượng nếu Neil Stephenson, Matthew và Mark Zuckerberg gọi bước tiếp theo của internet là cyberspace thì sẽ như thế nào? Nếu Neil Stephenson gọi thế giới song song đang tồn tại dystopia là cyberspace thay vì metaverse thì sẽ như thế nào, liệu điều mà ông ấy muốn truyền tải có bị méo mó hay không? Không hề. Metaverse không phải là một điều đã được xác nhận chắc chắn. Khái niệm metaverse và thế giới mang ý nghĩa này đang là điều mà bây giờ chúng ta mới bắt đầu xây dựng. Đây là một thế giới chưa hoàn chỉnh. Metaverse xuất phát từ thế giới dystopia của Neil Stephenson và bắt đầu được thực hiện từ ý tưởng của Matthew. Tất nhiên Metaverse hiện nay vẫn còn gây ra nhiều tranh cãi và phê phán, tuy nhiên nếu phê phán metaverse thì không khác gì đang phê phán cả AI và cuộc cách mạng công nghệ 4.0 cả. Metaverse chính là cái tên chung cho những tiến hóa đang được tiến hành và cả những bước tiến về kỹ thuật khác sắp xảy ra ở tương lai.
Metaverse – mảnh đất màu mỡ cho nhiều kỹ thuật mới phát triển
Narrative mang tầm ảnh hưởng hàng đầu có thể hình thành một tập thể xã hội đặc biệt và có thể huy động tập thể này dịch chuyển theo một phương hướng nhất định. Mark có một lý do rõ ràng để tiến hành đổi tên công ty từ Facebook thành Meta. Mark đang trong vai trò của một thủ lĩnh và các nhân viên trong Facebook đang là quân nhân, Mark ra lệnh cho toàn bộ “lính” của mình phải nhanh chóng xung phong chuyển quân đến “chiến trường” metaverse. Thực ra trong nội bộ Facebook cũng đang gặp nhiều vấn đề. Theo tờ New York Times, vấn đề hiện tại mà Facebook đang gặp phải không hẳn là sự khủng hoảng về mặt business mà từ sự “chồng chéo” đến từ nội bộ. Có quá nhiều pivot xảy ra và Facebook thực tế đang bắt đầu đổ vỡ từ bên trong. Tất nhiên sự hoảng loạn này rất hiếm khi có thể được nhìn thấy từ bên ngoài. Tuy nhiên nội bộ nhân sự phải đối mặt với tín hiệu vô vàn tín hiệu bất an (tuy nhỏ). Từ việc liên tục tiến hành các thử nghiệm growth hacking để tăng lượng người dùng, pivot liên tục tăng mất kiểm soát, nhân viên có năng lực dần nghỉ việc, v.v… là những tín hiệu cho thấy sự rạn nứt từ bên trong của Facebook.
Do đó, thực tế quyết định đổi tên công ty của Mark cũng là một sự “lọc máu” rất đúng thời điểm. Và không chỉ “thanh lọc” để “bơm máu” mới cho công ty mà còn cả một bước đi đầy khôn ngoan với nhiều mưu tính.
Để có thể hiểu được những kế hoạch trong tương lai mà Meta (Facebook) có thể làm, trước hết chúng ta nên thử tưởng tượng xem tương lai mới mà metaverse mang lại sẽ xán lạn như thế nào!
1. Tốc độ phát triển siêu nhanh của kỹ thuật graphic và hệ sinh thái mở:
Trong những tranh cãi về metaverse, tốc độ tiến hóa theo cấp số nhân của kỹ thuật đồ họa là một trong những phần tiêu biểu bị đánh giá thấp nhất. Rất nhiều người đề cập đến Second Life (thế giới thực tế ảo 3D thương mại có một phần phải trả tiền, được mở cửa năm 2003 – Wikipedia) để so sánh với metaverse. Tuy nhiên thời điểm Second Life nhận được nhiều sự chú ý, thì điện thoại thông minh vẫn chưa phát triển và tốc độ internet vẫn chưa nhanh như ngày nay. Nếu so sánh kỹ thuật đồ họa thời đó với bây giờ thì lúc ấy không khác gì thời kỳ đồ đá.
Tuy nhiên sự khác biệt về kỹ thuật đồ họa không phải là tất cả. Một điểm khác biệt to lớn khác nữa chính là Second Life theo đuổi hệ sinh thái đóng (closed ecosystem), trong khi đó metaverse theo đuổi hệ sinh thái mở. Roblox là công ty tự PR mình theo đuổi metaverse trong khi đặc điểm của Roblox lại là hệ sinh thái đóng. Như vậy, trên thực tế Roblox đang không đi theo đúng con đường của metaverse!

Tham khảo: 7 đặc trưng (điều kiện) của metaverse do Matthew Ball đề xuất:
- Diễn ra liên tục không ngừng nghỉ
- Diễn ra đồng thời và trực tiếp với tất cả mọi người
- Không giới hạn số người dùng cùng tham gia, trong khi cá nhân mỗi người dùng đều có cảm giác được “hiện diện”
- Là một nền kinh tế có thể hoạt động hoàn toàn bình thường
- Là một trải nghiệm kết nối thế giới thực và thế giới ảo, trải nghiệm/mạng lưới cá nhân và cộng đồng, nền tảng mở.
- Cung cấp những tương tác chưa từng có
- Được tạo nên và vận hành bởi vô số các “cộng tác viên”
2. Internet hiện tại và tương lai của internet tương lai:
Mark khẳng định rằng metaverse chính là bước tiếp theo của internet. Để xem khẳng định của Mark có đúng hay không, chúng ta có thể thử phân biệt giữa internet ngày nay và internet tương lai (thứ sẽ làm những kỹ năng tiến bộ trở thành sự thật).
Internet ngày nay có thể nói là sự tiến hóa cuộc cách mạng về phương tiện truyền thông từ báo giấy, TV đến internet. Hình thức tiến hóa của tivi có thể kể đến như Youtube, Netflix, Tiktok. Tuy các dịch vụ này đều khác nhau nhưng có một điểm chung đây đều là những dịch vụ truyền thông tương tác trực tiếp với người dùng. Internet hiện nay ngoài trừ dịch vụ truyền thông tương tác trực tiếp với người dùng còn có các nhân tố đóng góp quan trọng khác bao gồm e-commerce, SaaS .
Youtube, Netflix và Tiktok được phân biệt bằng những yếu tố dịch vụ và hình thức tương tác khác nhau, theo đó, phương thức phát triển trong tương lai của những dịch vụ này cũng khác nhau. Ví dụ, khác với Tiktok, trong các yếu tố cơ bản của dịch vụ Netflix không có yếu tố camera. Mọi smartphone đều có camera, vì vậy mọi người dùng của Tiktok đều có thể dễ dàng tạo video và đóng góp cho nền tảng này bằng chính điện thoại của mình. Tiktok và camera của smartphone trở thành đôi bạn thân, hình thành và tiến hóa thành một dịch vụ độc đáo mới, tương tự như vậy kính AR và headset VR cũng là hai thiết bị mới, và tất nhiên trong tương lai sẽ có một dịch vụ mới ra đời để trở thành “đôi bạn cùng tiến” với hai dịch vụ này. Với tốc độ phát triển thần tốc của kỹ thuật đồ họa, AR và VR đã khiến chúng ta không cần thiết phải phân biệt giữa 2D và 3D nữa. Tương tự như cách internet ngày nay “kết thân” với smartphone (camera của smartphone), với internet tương lai, nhiều dịch vụ mới sẽ ra đời để trở thành bạn thân với hai thiết bị AR và VR.
Quan trọng hơn cả chính bản thân 3D, chính là khả năng vận hành tương tác (interoperability) giữa 2D và 3D, và khả năng vận hành tương tác giữa 3D với 3D. Khi mang khả năng vận hành tương tác này sẽ có càng nhiều dịch vụ liên quan và trở thành “bạn thân” với AR và VR được, như cái cách mà camera của smartphone đã đồng hành cùng Tiktok, Youtube, Netflix, tuy nhiên dịch vụ mới xuất phát từ khả năng vận hành tương tác này sẽ đến với chúng ta dưới hình thức nào và bao giờ là câu hỏi chúng ta cần cân nhắc, lúc đó chúng ta sẽ có thể nói về internet tương lai.
Tuy Fortnite là con át chủ bài của Epic Games, nhưng vốn dĩ sản phẩm game này được phát hành dựa trên game Unreal Engine. Concert âm nhạc của không gian ảo được cung cấp trong game Fortnite không chỉ giới hạn trong phạm vi Fortnite (về mặt lý thuyết) mà người dùng cũng có thể thưởng thức ở những dịch vụ khác mà cũng sử dụng cùng loại graphic engine. Khả năng vận hành tương tác chính là điều kiện chung của hệ sinh thái mở. Việc Epic Games phản đối chính sách phí hoa hồng 30% của Apple và Google cho việc thanh toán trên các “chợ” app (chợ app) cũng là một điều quan trọng cho tương lai của metaverse. Hãy thử tưởng tượng đến tương lai chúng ta có thể thưởng thức cùng một concert trên những nền tảng dịch vụ khác nhau cùng chia sẻ graphic engine của Epic Games. Thế nhưng nhiều người dùng muốn thưởng thức concert trên những thiết bị khác nhau và Google và Apple lại ăn tiền hoa hồng, trong khi đây không phải là một concert miễn phí, vậy thì chuyện gì sẽ xảy ra?
Muốn biết thêm về Unreal Engine, bạn có thể xem video sau: https://www.youtube.com/watch?v=EFyWEMe27Dw&t=10s
Tham khảo thêm: https://www.washingtonpost.com/video-games/2020/09/11/fortnite-live-events-planning/
3. Nền tảng của metaverse – NFT (non-fungible Token – Token không thể thay thế):
Metaverse là thế giới song song hoàn toàn mới. Nếu ở thì hiện tại internet mang lại sự tiến hóa về hình thức tương tác của các phương tiện truyền thông thì trong tương lai, ở bước tiếp theo của internet, tính tương tác sẽ được chú ý và hoàn thiện hơn bao giờ hết. Như vậy thì trong thế giới metaverse, con người (được gọi là avatar) mới có thể thực hiện những tương tác thật chỉ bằng thực hiện hành động trên thế giới ảo và để tương tác kiểu này có thể xảy ra, không chỉ cần sự phát triển vượt bậc của kỹ thuật đồ họa mà ngoài ra chúng ta cũng cần một hệ sinh thái mở kiểu mới. Nếu một doanh nghiệp đứng giữ cửa vào của metaverse và các giao dịch trên metaverse được tính thuế thì tại metaverse kinh tế không thể diễn ra (vì không có thị trường, chỉ có một thị trường độc quyền do một doanh nghiệp nắm giữ). Để hệ sinh thái mở này có thể diễn ra, chúng ta cần một tiêu chuẩn chung về kinh tế trên metaverse! Tại thế giới song song mới này, khi chúng ta cần mua một thứ gì đó (không có ở thế giới hiện tại), chúng ta cần một tiêu chuẩn để có thể tin tưởng và đánh giá một thứ có thật tương đương với thứ đang tồn tại trên thế giới ảo kia. Do đó chúng ta cần sự can thiệp của NFT. NFT có thể giúp hình thành nền tảng về mặt kỹ thuật của sự vật (có thể mua bán được) tồn tại trong thế giới ảo hay thế giới song song. Đây là tiêu chuẩn mà chúng ta có thể tin tưởng được khi bước vào thế giới ảo, vì đây là tài sản kỹ thuật số, không phụ thuộc vào bất cứ doanh nghiệp (hệ sinh thái của doanh nghiệp) nào cả.
Các ví dụ về metaverse thường được nhắc đến có thể kể đến tiêu biểu như phòng họp ảo của Facebook, training nhân viên mới, văn phòng kỹ thuật số. Tuy nhiên nếu chỉ định nghĩa metaverse gói gọn trong những ví dụ này thì thật nhàm chán và không có gì bất ngờ. Làm thế nào mà phòng họp online lại có thể trở thành internet của tương lai được. Để có thể nhìn thấy được hình ảnh thực sự của metaverse và NFT có lẽ chúng ta cần một thời gian nữa, đó sẽ là thời điểm mà những kỹ thuật mới này bắt đầu bộc lộ được những điểm mà chúng mô phỏng và nâng cấp lên từ những kỹ thuật trong quá khứ. Kinh tế trong metaverse có lẽ sẽ không dừng lại ở việc mua bán màu da của avatar, mua bán đất và tòa nhà. Có lẽ NFT sẽ trở thành kỹ thuật nền tảng của metaverse, giúp hiện thực hóa việc lập trình thêm những đồng tiền ảo khác tại thế giới song song này.
Hãy tưởng tượng ca sĩ A thực hiện một buổi concert ảo chỉ dành cho fanclub và vé được mua bán bằng NFT. Nếu thành viên B của fanclub bán lại vé mình mua cho thành viên C thì vẫn giống như ở thế giới thực, thành viên B sẽ mất quyền được tham dự buổi diễn. NFT vẫn mang tính độc quyền (exclusivity) như ở đời thật. Một ví dụ khác, trong concert của ca sĩ A sẽ có 10 ghế VIP. Để ngồi được vào ghế VIP này, phải đạt được điều kiện là sở hữu hết tất cả những version album được bán bằng NFT của ca sĩ A. Ở đây chúng ta có thể thấy album bán bằng NFT của A đang mang tính khan hiếm (scartity). Với số lượng ghế ngồi VIP có hạn như vậy, thì nhất định giá NFT của album sẽ tăng cao. Như vậy NFT sở hữu tính khan hiếm (scratity) của tài sản số. Chỉ cần thông qua ví dụ đơn giản thế này thôi, nhưng cũng có thể thấy được trong tương lai nghệ sĩ hoặc người sản xuất những nội dung sáng tạo, hoàn toàn có thể áp dụng đặc tính khan hiếm của NFT trên thế giới số hoặc trên metaverse để tạo ra lợi ích khổng lồ. Thêm vào đó, NFT còn có một đặc điểm nữa, chính là trong quá trình phân phối lại những nội dung có bản quyền trên thế giới ảo, thì NFT sẽ tự động cung cấp loyalty (chi phí sử dụng bản quyền) đến cho tác giả gốc, một ưu điểm rất to lớn đối với người làm sáng tạo, metaverse hay thế giới song song và NFT chắc chắn sẽ là một mảnh đất mới đầy hứa hẹn đối với người làm nghệ sĩ (đặc biệt là những nghệ sĩ có số lượng người hâm mộ đông đảo).

Bạn có thể đọc thêm về NFT tại đây
Metaverse – kế hoạch của Meta (Facebook) có phải hão huyền?
Trong tài liệu của mình, Matthew đã chia sẻ rằng chúng ta có thể dự đoán được sự thay đổi về cách sử dụng internet trong tương lai thông qua những dịch vụ như Fortnite, Roblox, v.v Tuy nhiên, cùng lúc đó Matthew cũng bổ sung thêm rằng, chúng ta vẫn chưa thể nào biết chính xác thời điểm “chín mùi”, lúc mà metaverse được phát triển hoàn thiện trở thành kỹ thuật thay thế cho toàn bộ internet (hay đã đề cập ở trên là internet của tương lai). Trong tình hình này, Mark Zuckerberg đã lựa chọn chiến lược All-in , đón đầu xu hướng và trở thành nhà tiên phong.
Ứng dụng Facebook đã mang lại rất nhiều lợi nhuận cho công ty Facebook. Được ra mắt cùng lúc với sự bùng nổ của smartphone, ứng dụng này đã nhanh chóng tiếp cận được với lượng người dùng khổng lồ và đến thời điểm hiện tại lượng người dùng tích cực của facebook đã là 3 tỷ người. Cũng nhờ vào số lượng người dùng khổng lồ này mà Facebook đã nhanh chóng tăng trưởng, đồng thời trở thành thị trường quảng cáo số lớn thứ 2 trên thế giới. Tuy đạt được thành tích kinh tế to lớn như vậy nhưng trên thực tế, Facebook chỉ có thể hoạt động kinh tế trong phạm vi được Apple và Google cho phép, đồng thời cũng chỉ có thể tương tác với người dùng trong phạm vi kỹ thuật được cung cấp bởi Google và Apple (vì “cửa hàng app” thì chỉ có Google và Apple vận hành). Hay nói cách khác, Apple và Google có thể thâu tóm mọi hoạt động kinh tế của Facebook đồng thời có thể đẩy mô hình kinh doanh quảng cáo của Facebook trên bờ vực nguy hiểm.
Theo báo cáo quý 3 năm 2021, doanh thu từ việc quảng cáo chiếm đến 97.47% tổng doanh thu của công ty Facebook. Có thể thấy vận mệnh của Facebook hầu hết đều dựa vào quảng cáo, hay nói cách khác Facebook tuy là “gã khổng lồ” trong giới công nghệ nhưng vẫn phải dựa dẫm vào Google và Apple.

Theo Facebook, chính sách mới của iOS 14.5 trung bình đã ảnh hưởng đến 15% hiệu suất quảng cáo của Facebook và Instagram. Như vậy, đối với Facebook, mối đe dọa mới đang đến từ Google và Apple.
Trên thực tế Mark là người nhận thức được điều này hơn ai hết, vì vậy bắt đầu từ năm 2017, Mark đã khẳng định công nghệ AR/VR sẽ là tương lai mới của Facebook, đồng thời liên tục đưa ra những kế hoạch/ quyết định hướng đến mục tiêu này và quyết định mang tính quan trọng nhất mà ai trong chúng ta cũng đã biết, chính là đổi tên công ty là Meta và chính thức chuyển hướng công ty sang metaverse.
Công chúng có đồng ý với quyết định của Mark Zuckerberg hay không đều không quan trọng. Điều quan trọng ở đây chính là kích thước và cường độ của tín hiệu mà Meta đang truyền đi. Như sức mạnh của narrative metaverse, doanh nghiệp Meta đang nắm giữ những hiệu quả nội và ngoại bộ. Văn hóa nội bộ của công ty Meta cũng sẽ thay đổi. Cho dù một số dự án liên quan đến metaverse thất bại đi chăng nữa vẫn không ngăn được doanh nghiệp này tiếp tục tiến lên phía trước. Doanh nghiệp Meta vẫn chỉ hướng đến một mục tiêu duy nhất là metaverse.
Sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu về hướng đi tương lai của doanh nghiệp Meta dựa vào những phân tích bên trên về bước tiến (kỹ thuật) của metaverse.
1. Social Graph:
Tài sản lớn nhất của Meta (Facebook) chính là các Social Graph đa dạng được tạo thành từ những mạng xã hội làm nên tên tuổi công ty như Facebook, Instagram, Whatsapp, trên thực tế cho đến thời điểm hiện tại không có một công ty Big Tech nào đang sở hữu khối tài sản khổng lồ như thế này (ngoại trừ Trung Quốc)
- Instagram: Social graph về mối quan hệ giữa influencer và follower
- Whatsapp: Social graph về mối quan hệ giữa gia đình và bạn bè
- Facebook: Social graph về mối quan hệ giữa Instagram và Whatsapp
Trên thực tế với hơn 3 tỷ người dùng, những Social Graph kể trên có thể nói mang tính chất đặc biệt giống với mối quan hệ giữa người và người ở ngoài đời thật. Và tất nhiên những mối quan hệ này sẽ được duy trì và có hiệu lực ngay cả ở thế giới song song (metaverse). Ngoài ra, so với social graph mà Facebook đang có, có lẽ social graph mà Instagram đang nắm giữ sẽ trở thành vũ khí mạnh mẽ trong thế giới song song của metaverse. Như đã giải thích ở ví dụ về NFT, Instagram đang nắm giữ thế giới trong đó tồn tại mối quan hệ giữa Influencer/ Creator/ người sáng tạo và follower/ fan, cũng là một trong những mối quan hệ có thể đem đến lợi ích về kinh tế lớn (lợi ích về NFT) trong thế giới song song của Metaverse. Whatsapp cũng là một yếu tố quan trọng cho metaverse. Đặc biệt tại một số quốc gia như các quốc gia Nam Phi, châu Phi, châu Á, thay vì “miếng trầu” thì Whatsapp chính là “đầu câu chuyện” mở đầu cho mọi công cuộc giao tiếp, tương tự như vậy thì Whatsapp cũng có thể là “đầu câu chuyện” cho metaverse.
2. Nguồn vốn:
Lợi nhuận ròng của công ty Meta ở quý 3 năm 2021 là trên 9 tỷ đô. Với dòng vốn khổng lồ này, Meta hoàn toàn có thể tập trung đầu tư vào kỹ thuật cũng như dịch vụ của metaverse. Như vậy, trong tương lai Meta có thể làm gì với vốn khổng lồ này? Nếu ở trong vị trí của Mark Zuckerberg bạn sẽ làm gì? Câu trả lời cho câu hỏi này chính là tương lai của Meta.
Một lần nữa chúng ta hãy cùng tưởng tượng AR/VR mở ra paradigm mới về tương tác cho internet và đi kèm với nó là các kỹ thuật khác như graphic engine, khả năng vận hành tương tác (interoperability), hệ điều hành (OS) mới, NFT,… Trong paradigm mới này, sẽ xảy ra nhiều tương tác xã hội đa dạng mới do đó, social graph mà Meta đang nắm giữ có thể đóng vai trò rất lớn.
Nếu Internet tương lai chính thức xuất hiện, tất nhiên trong thế giới đó cũng sẽ có nhiều winner. Vậy những winner này là ai? Ngoài ra để trở thành winner thì cần làm những gì? Có lẽ câu trả lời đã rất rõ ràng, winner không ai khác chính là những doanh nghiệp nắm giữ kỹ thuật liên quan đến xây dựng metaverse hoặc những doanh nghiệp mua lại nhiều startups với nhiều nhân tài liên quan đến metaverse. Đầu tiên là tiền đâu, để có thể nhanh chân “xí” được những miếng ngon (những startups tiềm năng về metaverse) tất nhiên các ông lớn phải tiến hành chi tiền càng sớm càng tốt. Và đây cũng chính là ý định của Mark Zuckerberg. Ngoài ra, khi nhanh tay mua lại những công ty về graphic engine hay những marketplace NFT này thì trên thực tế Meta cũng sẽ không vướng phải nhiều vấn đề về các quy định của chính phủ các nước (vì trên thực tế đây còn là lĩnh vực quá mới và các quốc gia vẫn chưa có quy định cụ thể về vấn đề này).
Tại metaverse liệu quảng cáo có biến mất? Tất nhiên là không bao giờ! Tại metaverse, Meta sẽ làm mọi cách để có thể kiếm được lợi nhuận khổng lồ từ quảng cáo (như hiện tại). Nếu Meta có thể phát triển một sản phẩm/ dịch vụ kết đôi với VR (như Tiktok và smartphone) thì tất nhiên như con đường cũ, Meta lại tiếp tục “bội thu” với lợi nhuận từ quảng cáo trên sản phẩm/dịch vụ đó, nhưng khác với hiện tại, khi ấy Google hay Apple sẽ không còn là mối nguy hiểm đối với Meta nữa. Ngoài ra, tương tự như cái cách mà e-commerce đang phát triển ở thế giới internet hiện tại, trong thế giới tương lai của internet, chắc chắn đây cũng sẽ là một trong các lĩnh vực được phát triển mạnh mẽ và như đã giải thích ở ví dụ trên, mô hình hiện tại của Instagram (mô hình influencer-fan) sẽ là một trong những mô hình chủ đạo tại metaverse và sẽ là cơ sở giúp e-commerce phát triển mạnh mẽ tại đây.
Có thể nói bước đi lần này của Mark Zuckerberg như muốn nói với cả thế giới rằng, Meta chính là người tiên phong của những người tiên phong, chúng tôi đã “ghim” trước thế giới tương lai của internet!
Lời kết:
Facebook và Mark Zuckerberg luôn bị đánh giá thấp, tất nhiên kế hoạch kinh doanh và việc xử lý data nói chung có vẻ hơi sai, tuy nhiên ý kiến cho rằng Facebook hay Instagram đã hết thời thì có lẽ chưa đúng lắm. Facebook là doanh nghiệp trải qua nhiều thử nghiệm,có lúc thành công có lúc thất bại và tất nhiên trong tương lai cũng sẽ có nhiều thất bại tương tự như vậy. Tuy nhiên, dòng tư bản khổng lồ cùng số lượng social graph đa dạng sẽ là vũ khí chiến lược giúp Meta dũng mãnh đối mặt với “chiến trường” metaverse, nơi gọi là “chiến trường” nhưng thực ra vẫn còn chưa được hoàn thiện. Với tâm thế đi đầu và không ngại thất bại như thế, có lẽ Meta sẽ không thể nào vắng mặt trong danh sách những doanh nghiệp dẫn đầu thế giới trong những năm 20 của thế kỷ 21!
Bài viết được dịch và biên tập theo https://excitingfx.kr/metafacebook2110/