Chúng ta đã có rất nhiều bài học về thành công nhưng dường như bài học về sự thất bại của một team nào đó thường ít được chú ý hơn. Trong khi đó việc học hỏi những sai lầm của người khác có thể giúp bạn tránh không mắc phải. Có thể hiện tại bạn chưa có ước mong khởi nghiệp, nhưng câu chuyện của một team start-up cũng giúp bạn có thể có những gợi ý để team nhỏ của bạn trong công ty hoạt động hiệu quả hơn.
Chúng ta ai cũng thích nghe những câu chuyện thành công, đặc biệt nếu đó là thành công đến từ thung lũng Silicon nhưng thực ra không phải cuộc đời lúc nào cũng màu hồng. Hầu hết các founder của các startup cũng đã nếm trải nhiều thất bại trước đó, tuy nhiên không phải lúc nào chúng ta cũng được nghe những câu chuyện thất bại này. Trong khi đó việc học hỏi những sai lầm của người khác có thể giúp bạn tránh không mắc phải. Có thể hiện tại bạn chưa có ước mong khởi nghiệp, nhưng câu chuyện của một team start-up cũng giúp bạn có thể có những gợi ý để team nhỏ của bạn trong công ty hoạt động hiệu quả hơn.
Hôm nay Careerly muốn đem đến các bạn một số bài học mà CEO Justin Kan của startup Atrium học được sau thất bại của mình.

Justin Kan là founder của Twitch, nền tảng livesteam được Amazon mua lại với giá 970 triệu đô vào năm 2014. Để đổi lấy sự thành công như ngày hôm nay, Justin Kan cũng từng nếm mùi thất bại khi sáng lập Atrium, công ty công nghệ về mảng pháp lý (Legal tech).
Atrium đã từng là một startup rất có triển vọng của thung lũng Silicon. Khi đó Atrium đặt ra ý tưởng sử dụng công nghệ để giải quyết được những vấn đề còn tồn đọng của các dịch vụ pháp lý như chi phí đắt đỏ hoặc bộ máy hoạt động không hiệu quả, với tầm nhìn có thể mang đến một cuộc cách mạng cải thiện toàn bộ ngành dịch vụ pháp lý. Trên thực tế khi Atrium triển khai ý tưởng của mình đã nhận được rất nhiều sự ủng hộ từ nhiều công ty khác. Sản phẩm của Atrium đã đánh trúng vào nhu cầu thực tế của nhiều công ty vì chi phí để tư vấn pháp luật ở mỗi công ty hằng năm lúc nào cũng rất lớn và sản phẩm của Atrium dường như đã mở ra một thế giới mới cho họ, tiện lợi và tiết kiệm hơn. Chính việc đánh trúng nhu cầu của thị trường như vậy mà Atrium từng nhận được khoản đầu tư khoảng 75 triệu USD. Khi ấy, trong mắt các nhà đầu tư thì việc Atrium có thể thực sự mang đến một cuộc cách mạng cho tổng thể thị trường dịch vụ pháp lý chỉ còn là vấn đề thời gian.
Tuy nhiên Atrium đã không thể thực hiện hóa được tầm nhìn của mình. Vào tháng 3 năm 2020, Justin Kan trực tiếp thông báo trên Twitter về việc đóng cửa công ty và sẽ hoàn trả tiền cho các nhà đầu tư. Đây thực sự đã từng là một cú shock rất lớn đối với các VC (Venture Capital – Nhà đầu tư mạo hiểm) tại thung lũng Silicon lúc bấy giờ.
Các bạn có thể lắng nghe trực tiếp chia sẻ của Founder Atrium tại đây: I Messed Up and I’m Sorry | Storytime with Justin Kan
Dưới đây là một số bài học mà Justin Kan đã nhấn mạnh trong bài diễn thuyết về câu chuyện thất bại của mình:
1. Ý tưởng dù có thể thay đổi thế giới chưa chắc đã đủ để thành công:
Atrium đã từng là công ty có thể duy trì mức đầu tư ở series A với giá trị khoảng 10 triệu đô chỉ với một slide có 10 trang với ý tưởng kinh doanh rất xuất sắc.Tất cả VC ở thung lũng Silicon, các vị khách đầu tiên của Atrium lúc bấy giờ đều tin tưởng vào tương lai tươi sáng vì ý tưởng kinh doanh của startup này nhưng thực tế đã cho thấy chỉ có ý tưởng đột phá không thôi là chưa đủ.
Thậm chí bản thân Justin Kan lúc đó cũng chỉ muốn làm một sản phẩm với có thể tạo ra một cú nổ bigbang, một sản phẩm có thể thay đổi thế giới và đưa công ty tăng trưởng rực rỡ mà không thực sự để tâm liệu mình có đang yêu công việc mình làm và công ty có quan trọng với mình không. Chính điều này đã khiến Justin chỉ mãi đuổi theo giấc mộng lớn mà đánh mất đi nhiệt huyết của mình.
2. Thiếu tầm nhìn rõ ràng và tuyển dụng vội vàng:
Để có thể duy trì sự phát triển bền vững một doanh nghiệp cần liên tục xác định nhiệm vụ tiếp theo mình cần hành động là gì, tuy nhiên đây không phải là việc dễ dàng. Vì vậy doanh nghiệp phải xác định rõ ràng: Mục đích và lý do mà sản phẩm của mình tồn tại trên thị trường là gì? thì mới có thể giải được bài toán phát triển bền vững. Tuy nhiên, Atrium đã quên mất điều này.
Ngoài ra, Atrium cũng chú trọng vào tuyển dụng quá sớm, việc làm này những tưởng có thể mang lại một nguồn nhân lực lớn vào giai đoạn công ty mới bắt đầu phát triển, tuy nhiên trên thực tế khi doanh nghiệp còn non trẻ, việc xây dựng đồng thời cả sản phẩm và cả văn hóa doanh nghiệp dường như là điều không thể. Do đó việc tuyển dụng quá nhiều vào lúc chưa xây dựng được văn hóa công ty lại khiến nhân viên dễ burn out và không đạt được hiệu quả làm việc.
3. Ưu tiên cho tăng trưởng thay vì tập trung vào sản phẩm:
Đây cũng thường là một lỗi phổ biến mà nhiều doanh nghiệp mắc phải. Atrium có một ý tưởng thực sự tuyệt vời và đột phá. Team startup cũng rất tài năng. Đồng thời nhờ việc thu hút thành công vốn đầu tư tốt mà ngay từ những ngày đầu khởi nghiệp doanh nghiệp đã có nguồn tư bản vững chãi.
Atrium dường như có tất cả để thành công nhưng lại thiếu đi điều quan trọng nhất của một startup chính là Product, một sản phẩm/ dịch vụ khiến người dùng thực sự thích thú.
Atrium thu hút được một lượng người dùng mới trong thời gian rất nhanh nhưng tiếc thay con số ấy chưa kịp đạt đến mức “ấn tượng” thì công ty đã hủy bỏ mất sản phẩm của mình.
“Một startup công nghệ đúng nghĩa phải là một startup có thể tạo nên trải nghiệm người dùng khác biệt so với mặt bằng chung nhờ những kỹ thuật riêng họ sở hữu” – Justin Kan.
Như vậy một sản phẩm công nghệ muốn thành công, chỉ riêng cách sales hay marketing độc đáo thôi là chưa đủ. Nếu sản phẩm trên thực tế không tốt hơn, hoặc bằng với những gì đưa ra trong “đề án” thì không có ý nghĩa gì cả. Khách hàng có thể tiếp cận với sản phẩm thông qua sales và marketing, tuy nhiên nếu bản thân sản phẩm không đủ hấp dẫn, họ sẽ dễ dàng rời bỏ mà không hề có một tương tác nào. Đây chính là viễn cảnh đã xảy ra ở Atrium. Sản phẩm này nhanh chóng thu hút được nhiều người dùng tiếp cận, tuy nhiên tất cả chỉ xảy ra được một thời gian ngắn và sau đó khách hàng lập tức bỏ đi vì bản chất sản phẩm chưa đủ hấp dẫn. Justin đã đầu tư 6 tháng để nghiên cứu giải quyết vấn đề này tuy nhiên, rốt cuộc anh đã thất bại.
4. Không xác định được đối tượng khách hàng hướng đến:
Atrium không xác định rõ ràng được ai là đối tượng khách hàng họ muốn hướng đến a) luật sư và hay b) client, cuối cùng team chọn phương án c) – cả hai phương án trên. Và đương nhiên, phương án C không phải là đáp án cho họ.
Trong khi đó, Twitch (startup tiếp theo của Justin) ngay từ đầu đã chọn ra đối tượng khách hàng mục tiêu chính để mình phục vụ chính là streamer. Tất cả dịch vụ do Twitch cung cấp đều hướng đến phục vụ cho streamer chứ không phải khán giả. Lý do để khán giả đến với Twitch là để tiêu thụ nội dung (do streamer sản xuất) chứ không phải vì bản thân nền tảng này.
5. Lãnh đạo cực đoan:
Justin nói rằng, phong cách lãnh đạo của mình mang tính cực đoan. Justin phân biệt rõ trong team ai là người có ích cho công ty, ai là người không. Tuy nhiên bản thân Justin sau này nhìn lại cũng tự thừa nhận rằng:
“Nếu lúc đó tôi cố gắng đồng cảm và thấu hiểu cho các thành viên một chút thì có lẽ đã khơi dậy được tinh thần cho toàn team”
6. Không nhận thức được động lực nội tại của bản thân:
Việc sáng lập Atrium và việc Justin thực sự đam mê muốn làm có khoảng cách khác biệt rất lớn. Justin đã không thể nhận thức được điều này trong một thời gian dài. Việc mà Justin thực sự muốn làm chính là gặp gỡ nhiều người mới, học hỏi những điều mới và sáng tạo nội dung. Tất nhiên với vai trò là một CEO anh cũng có thể thực hiện được điều mình thích, tuy nhiên ngoài những việc đó ra, CEO còn phải làm rất rất nhiều công việc khác. Và trên thực tế bản thân Justin không quá quan tâm hay có hứng thú đến thị trường dịch vụ pháp lý hay legal tech (công nghệ pháp lý). Một lần nữa, sau sự thất bại của Atrium, Justin chợt nhận ra rằng bản thân chỉ nên làm điều mà mình thực sự nghĩ rằng nó quan trọng, nếu không, động lực để vượt qua sóng gió sẽ nhỏ dần và mất đi theo thời gian.
Bài viết được lược dịch từ: https://www.chrischae.kr/atrium/