3 loại Roadmap mà PM cần cho sản phẩm

Posted by

Mỗi công ty đều có yêu cầu nhất định với mỗi roadmap của họ và mỗi PM thì đều có “gu” riêng vì vậy để có thể xây dựng roadmap thực tế không đơn giản như chúng ta nghĩ. Tuy nhiên cái gì dù khó thì cũng có hướng giải, bài viết hôm nay sẽ giúp các PM mới vào nghề hình dung được các bước để có thể hình thành roadmap và cách để roadmap của bạn có thể gây “ảnh hưởng” đến người khác. 

Nhưng trước hết, chúng ta cần ôn lại một chút về Roadmap. Có thể hiểu một cách ngắn gọn, Product Roadmap là công cụ không một PM nào không dùng và nó chính là cách mà PM dùng để giao tiếp với những stakeholders khác về hai câu hỏi ‘Tại sao’ và ‘Cái gì’ liên quan đến Product. Một roadmap tuyệt đỉnh công phu có thể giúp PM đạt được những điều sau:

  1. Roadmap đảm bảo cả team Product hiểu họ đang làm việc hướng đến điều gì, bằng cách thống nhất các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn của công ty.
  2. Tối ưu hiệu quả phân bổ thời gian, tiền bạc, nhân lực bằng việc truyền tải những dự đoán, thứ tự ưu tiên và lịch trình của công việc.
  3. Đặt nền tảng cơ bản cho các cuộc thảo luận về thứ tự ưu tiên công việc và cung cấp mục tiêu công ty cần tập trung.
Một hình ảnh roadmap tiêu biểu

Roadmap thuộc giai đoạn Chiến lược sản phẩm (product strategy) trong product management. 

Chú ý: Roadmap khác với Product Backlog. Trong khi Product Roadmap định nghĩa “Tại sao” chúng ta nên làm điều này thì Product Backlog trả lời cho câu hỏi “Chúng ta đang xây dựng điều gì” 

Product Roadmap là một trong những công cụ quan trọng nhất mà PM có thể dùng thuyết phục các stakeholders.

Product roadmap được sử dụng xuyên suốt vòng đời sản phẩm (Product lifecycle) từ giai đoạn lên ý tưởng, phát triển, đến phát hành, tăng trưởng, ổn định và thoái trào.

PM liên tục sử dụng roadmap để giao tiếp và tạo ảnh hưởng đến các phòng ban khác, giúp gắn nỗ lực từ phía họ vào trong tầm nhìn sản phẩm (product vision). Để có thể làm được điều đó thì Roadmap cần phải trực quan, dễ tiếp nhận và chứa đựng đủ thông tin chi tiết. 

Và đây chắc là phần bạn mong chờ nhất! Sau đây là 3 bước để bạn có thể xây dựng một roadmap hiệu quả!

3 bước xây dựng roadmap hiệu quả

Bước 1: Hiểu rõ mục tiêu của công ty và sắp xếp thứ tự ưu tiên trước: 

Bạn cần làm gì?

  1. Đặt lịch một cuộc họp 1:1 với các senior stakeholders (ví dụ như CEO, General Manager, người đứng đầu các team)
  2. Trong cuộc họp này, thử hỏi họ về mục tiêu cao nhất họ muốn đạt được trong năm nay.
  3. Sử dụng các framework như OKR hoặc SMART Goals để hiểu rõ hơn về các mục tiêu của họ. 
  4. Đề cập với họ rằng bạn sẽ tài liệu hóa những điều này và sắp xếp thứ tự ưu tiên với các leader của những team khác trong tuần kế tiếp.
  5. Tài liệu hóa những mục tiêu này sử dụng một số công cụ cho roadmap như Aha, ProductBoard, Product Plan, Trello.
Initiative Roadmap cùng với OKR’s

Bây giờ bạn đã có đầy đủ dữ liệu về ý tưởng, mục tiêu của mọi người và một backlog đầy những chiến lược và kế hoạch, vậy thì việc của còn lại của bạn bây giờ là sắp xếp lại thứ tự ưu tiên của chúng. 

Kết quả cần đạt sau cuộc họp này là: xây dựng được Initiatives Roadmap – Roadmap chiến lược.

Điều tiếp theo bạn cần làm để chuẩn bị cho cuộc họp này: 

  1. Dành thời gian để ngồi xuống cùng leader của bạn sắp xếp ưu tiên mục tiêu của vài tháng tới. 
  2. Chia sẻ mục tiêu và sáng kiến được yêu cầu mức độ ưu tiên cao trước cuộc họp. Đảm bảo mọi người trong cuộc họp hiểu được nó, không một ai thích những điều bất ngờ. 
  3. Bạn có thể sử dụng một số kỹ thuật như MOSCOW hay Kano để xếp hạng và cho điểm các ý tưởng. 

* Bạn muốn tìm hiểu thêm về các kỹ thuật sắp xếp thứ tự ưu tiên dành cho PM? Careerly có bài viết này dành cho bạn: Các kĩ thuật đánh giá ưu tiên công việc cần biết

  1. Mỗi initiatives roadmap của bạn cần phải được đính kèm một OKR hoặc Smart Goals rõ ràng. 

Một khi bạn đã hoàn thành initiatives roadmap, tiếp theo đó việc còn lại bạn cần làm chính là xây dựng Product Roadmap – Roadmap cho sản phẩm (2)

Bước 2: Sắp xếp thứ tự ưu tiên cho products của bạn, thiết lập tầm nhìn và OKR’s để xây dựng Product Roadmap: 

Dựa trên các mục tiêu của công ty bạn, bạn cần sắp xếp các sản phẩm và tính năng theo thứ tự ưu tiên để có thể đạt được những mục tiêu đó. 

Bạn nên làm gì trong giai đoạn này?

  1. Xác thực từng ý tưởng product bằng cách sử dụng dữ liệu và thông tin chi tiết. 
  2. Sau khi các ý tưởng về product được xác thực, hãy làm việc lại với ban lãnh đạo để ưu tiên các sản phẩm dựa trên khả năng bạn sẽ đạt được các mục tiêu đã xác định trong initiative roadmap như thế nào.
Một Product Roadmap được xây dựng dựa trên chiến lược của công ty

Trong quá trình xây dựng roadmap, dưới đây là một số data cơ bản mà bạn nên có trong product roadmap của mình:

  • Liên kết đến các sáng kiến/chủ đề/mục tiêu của công ty
  • Cập nhật tiến độ (% hoàn thành hoặc # nhiệm vụ đã hoàn thành)
  • Timelines
  • Tác động liên quan (Cao, Trung Bình, Tương đối)
  • Các bên liên quan trong initiative roadmap

Bước 3: Sau đó các sản phẩm sẽ được chia nhỏ thành các feature backlog và backlog này sẽ được chuyển thành Release Roadmap – Roadmap để phát hành (3)

Bạn nên làm gì ở giai đoạn này?

  1. Làm việc với team phân phối để chia sản phẩm thành các nhóm tính năng (Phụ thuộc vào framework team bạn đang sử dụng là Agile, Waterfall)
  2. Có nhiều cách để xác định phạm vi tính năng của sản phẩm nhưng một phương pháp phổ biến mà team agile hay sử dụng để chia nhỏ công việc chính là lập bản đồ tính năng và ưu tiên tính năng. 
  1. Cuối cùng, sau khi bạn đã tạo xong backlog cho tính năng sản phẩm thì những tính năng này cần được lên lịch để cho vào Release Roadmap, dựa trên size của tính năng đó và số dev có trong team bạn. Bạn nên làm việc với tech lead trong bước này. 
Lập trình là một quá trình khó đoán còn hơn người yêu cũ của bạn – vì vậy bạn nên cập nhật chúng theo đơn vị thời gian là tuần để tránh việc thất hẹn với các stakeholders của bạn. 

Tổng kết

Và wow, đây là thành quả khi ghép các giai đoạn trên vào với nhau: 

  1. Initiative Roadmap – Roadmap chiến lược: Bao gồm những mục tiêu và cột mốc được ưu tiên cao mà công ty bạn muốn đạt được. 
  2. Product Roadmap: roadmap cho các sản phẩm sẽ giúp công ty đạt được những mục tiêu trên
  3. Release roadmap: Timeline cấp độ cao, trình bày thời gian dự đoán mà mỗi tính năng của sản phẩm được đưa ra thị trường. 

Cuối cùng, đây là một số tips và thủ thuật để điều chỉnh roadmap của bạn

  1. Không bao giờ hứa hẹn một ngày cụ thể: Công việc lập trình không bao giờ đoán trước được. Vì vậy bạn nên dùng khung thời gian ở cấp độ cao hơn như quý 3, tháng 7 2021, nửa đầu năm 2021,…
  2. Nên công khai roadmap của bạn để tất cả mọi người trong công ty có thể theo dõi được thứ tự ưu tiên của bạn 
  3. Quá trình thực hiện theo roadmap của bạn phải là quá trình không ngừng học hỏi, tập trung vào mục tiêu và luôn không ngừng lặp đi lặp lại 
  4. Đánh giá lại roadmap của bạn sau mỗi lần một tính năng được ra mắt. 
  5. Nên có một cuộc họp cùng team để đánh giá về roadmap của bạn (Một lần một tháng hoặc một quý)
  6. Đảm bảo roadmap của bạn phải cân bằng giữa dự án dài hạn và những thắng lợi nhỏ. 
  7. Roadmap thì cũng chỉ là 1 chiếc bản đồ, 1 công cụ giúp bạn lên kế hoạch, trên thực tế hãy làm quen với việc thay đổi!

Để lại bình luận